Định nghĩa bản vẽ kết cấu

Hiện nay, bản vẽ kỹ thuật ngày càng trở nên phổ biến với nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào mục đích thiết kế của người soạn thảo. Trong các bản vẽ kỹ thuật thì bản vẽ kết cấu được sử dụng khá rộng rãi, nhất là trong lĩnh vực xây dựng. Đây là dạng bản vẽ được thiết kế tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng cho từng công trình kết cấu khác nhau.

Đang xem: Tổng Hợp Bản Vẽ Kết Cấu Nhà Phố (File Cad)

Cụ thể như: Kết cấu bê tông cốt thép, kết cấu gỗ, kết cấu thép, kết cấu tường chịu lực… Và mỗi loại bản vẽ có một cách đọc khác nhau. Tuy nhiên, thông tin chính và quan trọng nhất mà bạn cần nắm đó chính là: vị trí của các cấu kiện chịu lực và chi tiết cốt thép.

*

Bản vẽ kết cấu được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

Cách đọc các bản vẽ kết cấu thông dụng nhất

Hiện nay, các bản vẽ được thiết kế theo nhiều kết cấu khác nhau, buộc nhà thiết kế phải nắm chắc kiến thức cơ bản nhằm đạt được độ chính xác nhất trong quá trình thiết kế. Cụ thể, bạn cần biết cách đọc các bản vẽ điển hình sau đây:

Bản vẽ định vị cột

Đối với bản vẽ này thì có nhiệm vụ là trình bày vị trí và kích thước định vị của từng cột kết cấu trong bản vẽ. Như vậy, thông qua bản vẽ, kiến trúc sư có thể định dạng được kích thước chính xác nhất của công trình đang thi công. Trong trường hợp cần thay đổi tiết diện của cột hoặc ngắt cột trong bản vẽ thì người thiết kế chỉ cần định vị lại vị trí của cột cần thay đổi.

Bản vẽ kết cấu móng

Đối với bản vẽ kết cấu móng thì bạn cần nắm các thông tin chính như: mặt bằng móng, mặt bằng giằng móng cao độ +0.000, mặt bằng xây tường móng, bể tự hoại, chi tiết bể nước. Trong đó, nội dung của bản vẽ sẽ trình bày cụ thể về các giải pháp móng bao gồm: móng băng, móng đơn, móng cọc, móng gạch. Cùng với đó là các thông số kỹ thuật liên quan đến cao độ dày móng, các chi tiết thép của các cấu kiện chính gồm bản móng và giằng móng. Việc nắm các thông tin quan trọng này sẽ giúp cho bản vẽ được hoàn thiện một cách chính xác hơn về tỷ lệ kỹ thuật.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Lê Quang Định Phường 14 Bình Thạnh 2021, Bot Protection

*

Bản vẽ kết cấu móng sẽ giúp bạn xác định được tỷ lệ kỹ thuật chính xác nhất

Bản vẽ mặt bằng thép sàn

Đối với bản vẽ này thì sẽ thực hiện nhiệm vụ là thiết kế các bố trí cốt thép sàn bao gồm thép trên và thép dưới. Theo đó, khi nhìn vào bản thiết kế, kiến trúc sư có thể hình dung được vị trí trên dưới của các thanh thép cũng như mặt cắt của thép sàn. Cũng có nhiều trường hợp bản vẽ được thiết kế với thanh thép bên dưới được đặt vuông góc với cạnh ngắn của ô sàn, khiến cho bạn không thể nhìn thấy vị trí cụ thể của thanh thép dưới.

Bản vẽ kết cấu mặt bằng

Bản vẽ kết cấu mặt bằng thể hiện kích thước và vị trí của các dầm trong một bản vẽ cụ thể. Cụ thể như: cao độ, độ dày sàn, vị trí và kích thước lỗ mở, các vị trí hạ cốt sàn theo bản vẽ kiến trúc của các công trình như: nhà vệ sinh, ban công, gian bếp…

Bản vẽ mặt bằng lanh tô

Đối với bản vẽ này thì người thiết kế cần thể hiện vị trí cũng như số hiệu của các lanh tô, ô văng trên mặt bằng của một bản vẽ. Bên cạnh đó, bản vẽ mặt bằng lanh tô còn thể hiện các chi tiết bố trí cốt thép kèm theo để dễ hình dung tổng quan của một bản vẽ hoàn chỉnh.

Xem thêm: Hợp Đồng Mua Bán Nhà Tiếng Anh Là Gì? Mẫu Hợp Đồng Mua Bán

*

Bản vẽ mặt bằng lanh tô thể hiện vị trí và số hiệu của các ô văng, lanh tô trên bản vẽ

Trên đây là cách đọc các bản vẽ kết cấu thông dụng nhất mà bất cứ người làm về thiết kế kỹ thuật đều phải biết. Nếu nắm chắc các kiến thức này, chắc chắn việc thiết kế bản vẽ sẽ được nhanh chóng và chính xác hơn. Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về quy trình của việc thiết kế một bản vẽ nội thất thì các khóa học thiết kế bài bản cùng các chuyên gia hàng đầu sẽ là sự lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *