Trong quá trình bắt đầu xây nhà, hai loại bản vẽ xuất hiện là bản vẽ thiết kế nhà và bản để xin giấy phép xây dựng. Hai bản vẽ này được sử dụng cho trường hợp xin giấy phép và xây nhà thực tế. Vậy thì có gì giống và khác nhau giữa hai bộ hồ sơ bản vẽ này? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho quý vị những thông tin của mỗi loại bản vẽ.

Đang xem: Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở đơn giản, dễ hiểu nhất

Bản vẽ thiết kế xin giấy phép xây dựng

Xin giấy phép xây dựng là điều cần phải làm nếu chủ nhà muốn xây nhà. Nếu không có giấy phép, chủ nhà sẽ bị phạt vì xây nhà không phép. Theo quy định của pháp luật, mức phạt này dành cho nhà ở nông thôn sẽ khoảng 500.000 – 1 triệu đồng nhưng ở đô thị là từ 10 triệu đồng trở lên, tăng nặng theo từng tình huống. Bên cạnh đó là cưỡng chế phá dỡ. Vì thế, người xây nhà không thể thiếu giấy phép.

*

Xây nhà phải xin giấy phép với bản vẽ cơ bản

Trong số hồ sơ cần nộp để xin phép thì chủ nhà phải chuẩn bị bản vẽ thiết kế xây dựng cơ bản. Khi kiến trúc sư thiết kế, gia chủ cần bản vẽ này để xin phép trước. Nếu sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói, công ty sẽ hoàn tất bản vẽ và xin giấy phép cho chủ nhà do đó thì bản vẽ này chủ nhà chỉ cần xem qua.

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng là bản vẽ mặt bằng vị trí công trình cần thi công trên lô đất, xác định rõ vị trí công trình, các thông tin cơ bản về diện tích, tầng cao, mặt đứng, mặt cắt của công trình…Bản vẽ tuy cơ bản nhưng cần đầy đủ thông tin để chính quyền xem xét có cấp phép hay không.

Cụ thể, trong bản vẽ xin giấy phép xây nhà bao gồm:

-Mặt bằng

Mặt bằng tổng thể: Diện tích xây dựng với diện tích đất, quy ra diện tích sàn xây dựng. Phác họa mặt bằng tổng thể với thiết kế ngôi nhà chiếm bao nhiêu diện tích, mất độ xây dựng bao nhiêu, có lấn chiếm hay sai khác so với diện tích đất.

Mặt bằng sơ bộ:Là mặt bằng sơ bộ toàn bộ nhà với các tầng, từ trệt đến mái.

-Mặt cắt: Bao gồm các mặt cắt dọc cắt ngang của ngôi nhà + phần móng + phần hầm tự hoại

-Mặt đứng: Mặt tiền ngôi nhà với hình dạng và kích thước cơ bản, bao gồm cả phần mái

-Khung tên: Trên bản vẽ có khung tên để chủ đầu tư, nhà thiết kế và cơ quan cấp phép đóng dấu.

-Bản đồ họa tọa độ vị trí: Vị trí tọa độ khu đất và khu liền kề xung quanh.

*

Các loại bản vẽ cơ bản để xin cấp phép xây dựng nhà phố

Bản vẽ xin giấy phép xây dựng thể hiện rõ cấu trúc ngôi nhà, diện tích cơ bản và sự liên hệ với các khu đất chung quanh. Cơ quan chính quyền cần có thông tin này để đảm bảo quy hoạch đô thị được đúng tiêu chuẩn.

Bản vẽ sẽ được lưu kèm hồ sơ để đối chứng sau này khi gia chủ xây dựng, nếu sai giấy phép với thông tin bản vẽ được cấp phép, chủ nhà sẽ bị phạt theo quy định, yêu cầu tháo dỡ những phần sai phép. Do đó, tuy chỉ thông tin sơ bộ nhưng bản vẽ này cần chính xác và tuân thủ theo chi tiết.

Bản vẽ thiết kế nhà ở

Bản vẽ thiết kế là bộ hồ sơ hoàn chỉnh các thông số cơ bản như bản vẽ xin giấy phép và cặn kẽ các chi tiết khác. Bộ hồ sơ này thể hiện hình dáng, cấu trúc, kết cấu, các thông tin tỷ lệ…để từ đó thực hiện xây nhà đúng yêu cầu đề ra. Từ bản vẽ, các kỹ sư, thợ thi công sẽ biết được xây dựng ngôi nhà như thế nào, diện tích, chiều cao, bố trí không gian…

Hồ sơ này được gọi là hồ sơ thiết kế kiến trúc, thực hiện bởi kiến trúc sư có chuyên ngành để đúng tiêu chuẩn các tỉ lệ thông số. Có bản vẽ, việc xây dựng thống nhất, đồng bộ và tiết kiệm chi phí khi có kế hoạch mua vật tư và thi công cụ thể. Những bản vẽ thường dễ hiểu, chủ nhà có thể được giải thích rõ ràng còn tự giám sát công trình được chính xác hơn. Chủ nhà cần xem kỹ bản vẽ để sau này giám sát thi công tốt hơn dù thuê xây trọn gói.

Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng Chuẩn Năm 2021, Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng

*

Hồ sơ thiết kế kiến trúc với những mặt cắt, hình ảnh 3D ngôi nhà….

-Bản vẽ thiết kế kiến trúc phối cảnh

-Thiết kế chi tiết từng tầng

-Thiết kế kết cấu

-Phần điện, nước, công nghệ viễn thông

-Thiết kế nội thất (nếu chọn xây nhà trọn gói).

-Phối cảnh: Là hình ảnh mô tả trực quan 3D về ngôi nhà trong tương lai với các góc mặt xung quanh và mặt tiền. Hình ảnh 3D đem lại cho gia chủ cái nhìn chân thực, hình dung được ngôi nhà sẽ hiện hữu ra sao trong tương lai từ các góc nhìn khác nhau.

-Mặt bằng: Mặt bằng định vị hướng, không gian xung quanh để chủ nhà hình dung nên rõ hơn ngôi nhà so với tổng thể xung quanh.

– Mặt đứng: Chiều cao của ngôi nhà, từ mặt tiền

– Mặt cắt: Trang vẽ thể hiện chi tiết bên trong các tầng nhà, tỷ lệ rõ ràng, dễ hiểu cho thợ thi công hoàn thành.

*

Phối cảnh 3D ngôi nhà

*

Mặt bằng tầng trong nhà

-Mặt bằng kích thước: Thể hiện rõ các chi tiết trong bố trí mặt bằng với diện tích sử dụng các tầng

-Mặt bằng nền: Là khu vực lát gạch hoặc sàn gỗ theo yêu cầu, ghi rõ từng loại và màu sắc…

– Mặt bằng trần: Ghi rõ kích thước, thiết kế trần

-Mặt bằng bố trí cửa, quy cách cửa: Thể hiện vị trí, kích thước của toàn bộ hệ thống cửa, quy cách cửa là loại cửa dùng với chất liệu, kích thước…

-Chi tiết nhà vệ sinh: Thiết kế chi tiết nhà vệ sinh, các khu vực sắp thiết bị, màu sơn, gạch…

-Chi tiết cầu thang, ban công: Trang vẽ thể hiện độ cao, dài, dốc của cầu thang, số bậc và kích thước, kiểu cầu thang sẽ dùng…Ban công bố trí khu vực ngoại cảnh như thế nào

-Chi tiết lan can: Lan can với kích thước, ốp lát và chất liệu làm lan can

-Chi tiết vách kính tại các khu vực trong nhà

-Chi tiết phòng: Mặt bằng thể hiện chi tiết các phòng với bố trí mặt bằng, sắp xếp đồ đạc như thế nào…

-Mặt bằng định vị cọc: Vị trí, khoảng các các cọc được thiết kế, thi công trên công trình để chủ nhà hình dung được lưới cọc trong nhà, cách thức bố trí theo khoa học

-Mặt bằng chi tiết móng: Mặt bằng móng với tỷ lệ chi tiết chắc chắn với khu đất. Có các loại móng cọc, móng băng, móng đơn, móng bè

-Mặt bằng định vị cột, kết cấu cột chi tiết

-Mặt bằng thép, dầm sàn

-Sơ đồ điện

-Mặt bằng vị trí đèn chiếu sáng ở tầng, cầu thang

-Khuvực bố trí ổ cắm

-Mặt bằng bố trí tivi, điều hòa…các đồ diện tử khác.

-Ghi chú chung về hệ thống nước

-Mặt bằng cấp nước, thoát nước theo các tầng

-Chi tiết đường nước

-Chi tiết hố ga

-Chi tiết hầm tự họai

Bản vẽ thiết kế kiến trúc này được kiến trúc sư thực hiện và giao cho chủ nhà với thông số chi tiết cụ thể. Tùy trường hợp thuê xây nhà trọn gói hay không, chủ nhà sẽ được gửi bản dự toán theo mức chi phí trọn gói hoặc dự toán sơ bộ để tự mua vật tư và thuê thợ xây dựng. Đây chỉ là bản phác thảo cơ bản về nội thất, sau hoàn thiện nhà mới tiến hành thiết kế nội thất.

Quy định ràng buộc giữa bản vẽ giấy phép xây dựng và bản vẽ thiết kế nhà

Bản vẽ thiết kế nhà phải tuân thủ theo bản vẽ xin giấy phép. Nếu xây nhà vượt mức đã được cấp phép thì gia chủ sẽ bị phạt theo quy định và cưỡng bức phá dỡ phần vượt phép. Nếu có sự thay đổi thiết kế nhà mới thì gia chủ phải xin giấy phép khác trước xây dựng.

*

Xây nhà với bản vẽ đúng như giấy phép cung cấp

Nếu xây dựng nhà sai bản thiết kế bên trong và không ảnh hưởng đến an toàn công trình, giảm chiều cao thì không bị phạt.

Xem thêm: “Bỏ Túi” Ngay Top 19 Khách Sạn Giá Rẻ Gần Biển Mỹ Khê Đà Nẵng, Việt Nam

Vì thế, sau khi có giấy phép xây dựng có được chỉnh sửa bản vẽ thiết kế nhà hay không tùy thuộc trường hợp vượt phép hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *