*
Phân tích các đặc trưng cơ bản về nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam? Liên hệ thực tiễn?

Trong những năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã từng bướcphát triển hệ thống quan điểm, nguyên tắc cơ bản về xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Từ nhận thức lý luận và thựctiễn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có thể khái quát Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa có những đặc trưng sau:
Đặc trưng thứ nhất:
đó là Nhànước thực sự của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; bảo đảm tất các quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân.

Đang xem: đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền xhcn

– Nhà nước do nhân dân:các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đều do nhân dân xây dựng, bầulên;
– Nhà nước vì nhân dân:tất cả tổ chức, hoạt động, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước đều vìmục đích phục vụ lợi ích cho nhân dân, đem lại hành phúc cho nhân dân, bảo vệquyền và lợi ích của nhân dân.
Đặc trưng này thể hiện tính dân chủ:dân là chủ và dân lam chủ thực sự, đặc trưng này là sự khác biệt cơ bảnnhất so với các nhà nước đã và đang tồn tại hiện nay.
Mặc dù nói là đặc trưng, nhưng thực sự đâycũng chính là mục tiêu của Nhà nước ta – được thể hiện triệt để trên thựctiễn.
Vì hiện nay, tình trạng vi phạm dânchủ ở nước ta đang diễn ra ở một số cấp, một số nơi.
Vídụ: Thực tế chothấy, hiểu biết về dân chủ ở nước ta hiện nay còn nhiều hạnchế, dẫn đến có những hành động cố ý hoặc vô ý vi phạm các quyền hợp pháp củacông dân, đặc biệt là ở một số cơ quan công quyền và một số cơ quan tư pháp.
Sự tham gia của các cơ quan thôngtin đại chúng trong hoạt động tuyên truyền và đấu tranh chống vi phạm dân chủ còn hạn chế;
Đặc trưng thứ hai: Đó là nhà nước tổchức, hoạt động theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sựphân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam có đặc trưng trên là vì:
Thứnhất, sự quan hệ, phụthuộc lẫn nhau giữa việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Thứhai, về thực chất thìquyền lực nhà nước là thống nhất, không thể tách biệt độc lập các lĩnh vực hoạtđộng của quyền lực nhà nước.
Thứba, đôi lúc có thể có sựmâu thuẫn nhất định giữa các nhánh quyền lực nhưng chúng luôn phải phối hợp vớinhau vì mục tiêu thống nhất của quyền lực nhà nước.
Nhưvậy, tính thống nhất vềlợi ích của nhân dân là cơ sở cho tính thống nhất của quyền lực; Tính thốngnhất này còn thể hiện ở điểm: Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam – dưới chế độ ta, lợi ích của giai cấp công nhân, lợi ích của nhân dânvà lợi ích của toàn dân tộc về cơ bản là thống nhất.
Vídụ: Để ban hành một văn bản pháp luật, cần có sựphối hợp, kết hợp, kiểm tra, giám sátgiữa rất nhiều cơ quan như Quốc Hội, Tòa án, Viện kiểm sát và đông đảo quầnchúng nhân dân. Sau khi văn bản pháp luật đã được phê duyệt và thống qua, đượcban hành thì cần có hệ thống các văn bản khác kèm theo để giải thích, hướng dẫnthực hiện sao cho thống nhất. Ngay cả các văn bản kèm theo này cũng có sự kếthợp của nhiều cơ quan hữu quan.
Như vậy, với nguyên tắc trên, vừa đảmbảo quyền lực thuộc về nhân dân (tập trung ở Quốc hội, dưới sự lãnhđạo của Đảng) bảo đảm các cơ trong hệ thống quyền lực nhà nướchoạt động thống nhất và hiệu quả.
Đặc trưng thứ ba: Đó là nhà nướcđược tổ chức, hoạt động trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và cácluật trong đời sống xã hội.
Vì, pháp chế xãhội chủ nghĩa làchế độ đặc biệt của đời sống chính trị – xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà nước,tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhân viên nhà nước, nhân viên của các tổ chứcxã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệtđể, chính xác.

Xem thêm: The 10 Khách Sạn 4 Sao Tốt Nhất Tại Bà Rịa, Khách Sạn 4 Sao Tại Vũng Tàu

-Pháp chế xã hội chủnghĩa là nguyên tắctrong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhànước;
-Pháp chế xã hội chủnghĩa là nguyên tắchoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội;
Xét về bản chất, Nhà nước và pháp luật ViệtNam là thống nhất, việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước phải tuânthủ pháp luật vì pháp luật Việt Nam ngoài những đặc điểm của pháp luật nóichung, còn có những đặc điểm riêng:
– Đượcđảm thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thức tác động của nhà nước trên cơsở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế của nhà nước;
Vậy,Đây là một trong những đặctrưng tiến bộ, khoa học của nhà nước pháp quyền. Nhà nước phải tổ chức, hoạtđông trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật để đảm bảo các cơ quan không chông chéovề nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đồngthời hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân từ phía cơ quan nhà nước nói chung và cán bộ, công chức nhà nước.
Vấn đề thứ hai trong đặc trưng này là pháp luật, để đảm bảo các yếu tố trênthì hệ thống pháp luật phải thực sự đầy đủ, toàn diện, khoa học và đồng bộ,phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Tuynhiên, đây vừa là đặc trưng và cũng chính là một trong những mục tiêu màchúng ta phải thực hiện được trên thực tiễn. Vì hiện nay, hệ thống pháp luậtnước ta bên cạnh những thành tựu nhất định đã đạt được thì còn khá nhiều yếukém, bất cập. Hơn nữa, việc tuân thủ Hiếp pháp và pháp luật của cán bộ, côngchức nói riêng và nhân dân nói chung hiện nay là chưa triệt để, hiệu quả thấp.
Vídụ: Trong xã hội ta vẫncòn tồn tại tình trạng “thiếu hiểu về luật pháp”, người dân không biết thật sựmình có quyền gì, còn không ít người trong bộ máy công quyền thì lợi dụng sự“thiếu hiểu biết luật pháp” đó của người dân cũng như những khe hở của luật phápđể tự cho mình quyền hành xử sai trái…
Đặctrưng thứ tư: Đó là, nhà nước tôntrọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, tất cả vì hạnh phúccon người; bảo đảm trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân, thực hành dânchủ, gắn với tăng cường kỷ cương, kỷ luật.
Việc tôn trọng quyền con người đượcpháp luật Việt Nam ghi nhận rõ ràng trong Hiến pháp. Hiến pháp năm 1992 (Điều 50) lầnđầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôntrọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”.Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyềnbình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong các vănkiện của Đảng và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước.
Ngoài ra, hệ thống pháp luật Việt Namđược xác lập cũng là để bảo đảm quyền con người, quyền và lợi íchchính đáng của mỗi công dân.
Sự tôn trọng và bảo vệ quyền conngười không chỉ được thể hiện trong Hiến pháp, pháp luật của nước tamà còn trong việc thực thi quyền lực của nhà nước bằng các phươngpháp như giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Không những thế, nước tacòn thể hiện rõ bản chất nhân đạo xa hội chủ nghĩa như việc đặcxá, ân xá đối vơi những người đã vi phạm pháp luật nhưng biết hốicải, tạo cơ hội cho mỗi người sa ngã được trở lại với cộng đồng vàcó cuộc sống bình thường…
Để bảo đảm trách nhiệm giữa nhà nước vớicông dân, thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ cương, kỷ luật. Nhà nướctạo ra các thể chế pháp lý, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho các cơ quan nhànước tổ chức và hoạt động như: Luật tổchức Quốc Hội, Luật tổ chức Chính Phủ, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy bannhân dân…
Đặc trưng thứ năm: Đó là Nhà nước doĐảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sựgiám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các tổ chức thànhviên của Mặt trận.
Đảng ta là thực thể sống, thốngnhất của ý chí, nguyện vọng của toàn dân trên thực tế, Đảng là một bộ phận củahệ thống chính trị. Đảng lãnh đạo dưới nhiều hình thức, phương pháp khác nhautuỳ thuộc vào tính chất và đặc điểm của mỗi lĩnh vực đời sống xã hội hay hoạtđộng nhà nước mà Đảng quan tâm.
Tuy nhiên, không phải vì thế màĐảng ta là độc quyền, mà Đảng phải chịu sự giám sát, phản biệc của nhân dânthông qua Quốc hội, thông qua việc nhân dân góp ý, kiến nghị xây dựng, pháttriển các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
Ví dụ: Việc giám sát của Mặt trận tổ quốc là để đảm bảo: “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”.Hay thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn…
Đặc trưng này bảo đảm tínhthống nhất của bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tínhdân tộc. Bảo đảm độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đặc trưng thứ sáu: Đólà nhà nước thực hiện đường lối hoà bình, hữu nghị với nhân dân các dân tộc vàcác nhà nước trên thế giới. Tôn trọng và camkết thực hiện các công ước, điều ước, hiệp ước quốc tế đã tham gia, ký kết, phêchuẩn.

Xem thêm: Khách Sạn Bưu Điện Hạ Long Bưu Điện, Khách Sạn Bưu Điện Hạ Long (Halong P&T)

Đây là đặc trưng mang tính thờiđại và là xu hướng chung của toàn thể giới ngày nay trong xu thể Hội nhập kinhtế quốc tế và toàn cầu hóa nhưng vẫn đảm bảo chủ quyền và độc lập tự do cho mỗiquốc gia dân tộc và cũng là bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích của côngdân trong mỗi quốc gia, dân tộc đó.
Đặc trưng này thể hiện chobản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng là bảo đảm nghĩavụ quốc tế của nước ta đối với phong trào cách mạng thế giới
Như vậy, khi nói tới đặc trưng của Nhà nước pháp quền xã hội chủnghĩa là nói tới những đặc trưng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội chủnghĩa mà trong đó nhà nước là trung tâm. Tựu trung lại, đặc trưng khác biệt vànỗi bất của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa gồm ba nội dung chính:
Bản chất của nhà nước (nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân) với tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân);
Cơ sở tổ chức, hoạt động và quản lý (quản lý xã hội bằng pháp luật xã hội chủnghĩa, Đảng cầm quyền lãnh đạo duy nhất, quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưngcó sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước);

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *