1m3 Tường xây cần bao nhiêu vật liệuPhân loại tường theo vị trí cụ thể trong công trìnhPhân loại tường đó là dựa vào khả năng chịu lựcPhân loại tường theo phương pháp thi côngCách tính số gạch xây tường

Làm sao để vừa không lo thiếu hụt nguyên vật liệu khi xây dựng vừa không phải sợ sẽ lãng phí tiền bạc vào việc thừa mứa vật liệu? Chỉ có một câu trả lời duy nhất đó là bạn phải tính toán thật kỹ lưỡng số lượng vật liệu cần thiết. Cụ thể hơn là chi tiết tới mức nghiên cứu định mức vật liệu cho 1m3 xây tường. Có thế thì mới có thể đưa ra phương án chính xác tuyệt đối. Hãy cùng Kho Thép Xây Dựng tìm hiểu thêm về câu hỏi 1m3 tường xây cần bao nhiêu vật liệu nhé. 

1m3 Tường xây cần bao nhiêu vật liệu

Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng, khi nhắc tới gạch, hẳn nhiều người mới sẽ bị “hoang mang” trước rất nhiều những nhãn hiệu, chức năng, thông số. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi loại gạch sẽ lại được dùng với mục đích và có vị trí khác nhau, nên để dễ dàng hơn, hãy tham khảo các loại tường thường gặp trước để hiểu nên dùng từng loại gạch khi nào.

Đang xem: định mức vật liệu cho 1m3 xây tường

3 cách để phân loại tường trong xây dựng

Tham khảo : Báo Giá Sắt Xây Dựng

Phân loại tường theo vị trí cụ thể trong công trình

Tường ngoài

Trong tất cả các loại tường thì đây là loại tường được ví như “người bảo vệ” của cả ngôi nhà. Vì đây sẽ là những bức tường đứng ngoài cùng, bảo vệ ngôi nhà từ các tác động từ bên ngoài.

Tường ngoài khi xây dựng cần đảm bảo có đủ khả năng chống chọi lại mọi điều kiện khắc nghiệt từ thời tiết như gió, bão, nắng, mưa… Hơn nữa, trong một vài trường hợp, tùy theo điều kiện và mục đích của gia chủ, tường ngoài còn phải kiêm luôn nhiệm vụ cách âm, cách nhiệt, chống cháy tốt.

Tham khảo thêm một số bài viết khác của chúng tôi:

5 loại thép xây dựng tốt nhất hiện nay – Chất lượng thép số 1!

Báo giá thép hộp mạ kẽm Hòa Phát, Hoa Sen

*

Tường trong

Giống như cái tên của nó, đây là những bức tường được dựng nên để ngăn cách các khoảng không gian khác nhau trong cùng một mặt bằng công trình. Cũng giống như tường ngoài, tùy theo nhu cầu và điều kiện của gia chủ mà tường trong sẽ có những tính chất, mục đích khác nhau như chống nóng, chống ẩm, chống ồn. Nhưng dù là nhằm mục đích gì đi nữa thì căn bản yêu cầu đối với tường trong là trở thành những tấm vách ngăn kiên cố và vững chắc.

Phân loại tường đó là dựa vào khả năng chịu lực

Cũng tương tự, ta có 2 loại tường:

Tường không chịu lực

Đối với loại tường này, nó không có khả năng gánh chịu thêm bất kỳ loại tải trọng nào khác ngoài chính bản thân nó ra. Tác dụng chủ yếu của loại tường này là để ngăn cách đơn thuần giữa các không gian, hoặc với mục đích trang trí.

*

Tường chịu lực

Khác với tường không chịu lực, tường chịu lực có khả năng gánh chịu tải trọng lớn ngoài tải trọng của chính nó. Chức năng của tường chịu lực là góp phần chống đỡ tải trọng của những cấu kiện bên trên nó như mái nhà, sàn nhà.

Lực sẽ được truyền tải từ sàn xuống tường rồi dần dần truyền xuống nền móng của công trình. Độ dày của tường sẽ quyết định trực tiếp đến khả năng chịu lực của tường có tốt hay không.

Hiện nay, khác với ngày xưa, ta đã tìm ra công dụng đặc biệt của nhiều loại vật liệu hơn và đặc biệt là sức sáng tạo của con người cũng vươn xa hơn quá khứ. Để có thể được sử dụng để xây tường, những vật liệu cần đảm bảo độ bền, chắc chắn và độ thẩm mỹ. Được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vẫn là tường đất, tường gỗ, tường gạch, tường đá, tường bê tông cốt thép.

*

Trong thực tế ta thấy rằng ở nước ta, phổ biến nhất vẫn là tường gạch, tường bê tông do có tính chất vật lý, cơ học phù hợp cộng với giá thành cũng phù hợp với túi tiền của đại đa số người dân. Tuy nhiên nhược điểm lớn của những loại tường này là có thể gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kéo dài tiến độ thi công, khả năng kháng lực còn chưa tốt và có tải trọng còn quá lớn.

Tiếp theo là một cách phân loại tường mà có lẽ sẽ quen thuộc hơn với những người có chuyên môn về xây dựng. Đó là phân loại tường theo phương pháp thi công.

Phân loại tường theo phương pháp thi công

Ta có 3 loại tường chính là tường xây, tường toàn khối và tường lắp ghép.

Xem thêm:

Tường xây

chính là phương pháp xây tường thủ công và phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này vô cùng đơn giản, chỉ cần xếp các viên gạch lần lượt chồng lên nhau, điều chỉnh sao cho có được độ dày tường mong muốn rồi trát vữa để tạo sự kết dính. Phương pháp này thường áp dụng với những vật liệu như gạch hay đá.

*

Tường toàn khối

không phải ghép từng đơn vị vật liệu lại như tường xây, tường toàn khối sẽ là phương pháp dùng khuôn đúc bê tông (hay còn gọi là cốp pha) để đổ bê tông tại chỗ đối với những công trình lớn. Phương pháp đắp đất làm tường tuy thô sơ nhưng cũng được coi là phương pháp xây tường toàn khối.

*

Tường lắp ghép

Phương pháp này sẽ yêu cầu những mảng, tấm vật liệu đã được chế tạo, đo đạc cẩn thận với những số đo chính xác tại công xưởng. Khi thi công chỉ việc liên kết chúng lại với nhau bằng bulông hoặc phương pháp hàn.

Chiều dày của tường sẽ được quyết định bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu những nhân tố cấu thành nên quyết định tường dày bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào mục đích sử dụng và kết cấu tường có ổn định hay không.

Tham Khảo : Báo Giá Thép Hòa PHát

Nếu muốn xây tường với nhiều tiêu chuẩn cao như cách nhiệt, cách âm,… chắc chắn độ dày của tường sẽ thay đổi theo. Và chính độ dày của tường cũng sẽ thay đổi luôn cả đơn giá xây 1m3 tường.

Tường 110mm: có chiều dày khoảng 100mm, sau khi trát thêm vữa vào hai bên mỗi bên 5mm thì tổng cộng có độ dày 110mm.Tường 220mm: có chiều dày khoảng 200mm, sau khi trát thêm vữa vào hai bên mỗi bên 10mm thì tổng cộng có độ dày 220mm.Tường 370mm: trong thực tế có chiều dày khoảng 335mm, còn được gọi là tường 33, sau khi trát thêm vữa vào hai bên thì có tổng chiều dày là 370mm. Tên gọi khác cho loại tường này là tường gạch rưỡi.Tường 480mm: trong thực tế có chiều dày khoảng 440mm, còn được gọi là tường 45, sau khi trát thêm vữa vào hai bên thì có tổng chiều dày là 480mm. Tên gọi khác cho loại tường này là tường hai gạch.

Cách tính số gạch xây tường

Để có thể tính toàn và ước chừng số gạch sẽ hao tốn trong quá trình xây tường, ta có thể sử dụng đến công thức sau:

 A = (dài+rộng) x 2

B= A x chiều cao tường

Sau khi đã tính toán xong, đừng quên rằng trên diện tích phần tường sẽ có những bức tường bao gồm có cả cửa đứng và cửa sổ. Vì vậy khi đã ra được con số B, hãy trừ bớt đi phần diện tích chiếm dụng củ phần cửa đứng và cửa sổ (nếu có). Tuy nhiên nhìn vào con số B bạn sẽ vẫn chia thể tính ra ngay số gạch cần khi xây dựng đâu. Tùy theo nhãn hiệu, kích thước gạch, loại tường, kích thước tường, bạn sẽ lại có một kết quả khác nhau.

1m3 tường 110 bao nhiêu viên gạch?

Trung bình cứ 1m3 tường đơn với kích thước 80x80x180 mm sẽ tiêu tốn trung bình khoảng 55 viên gạch.

Xem thêm: Giới Thiệu Địa Hình Và Khí Hậu Tây Ban Nha, Tổng Quan Về Đất Nước Tây Ban Nha

1m3 tường 220 bao nhiêu viên gạch?

Trung bình cứ 1m3 tường đôi với kích thước 80x80x180 mm sẽ tiêu tốn trung bình khoảng 110 viên gạch. Gấp đôi so với tường đơn.

Tham khảo : Báo Giá Thép Việt Mỹ

Để tính chuẩn 1m3 tường cần bao nhiêu vật liệu, trả lời cho câu hỏi xây 1m3 gạch hết bao nhiêu vữa? Bạn có thể tham khảo tỷ lệ pha trộn sau:

Vật liệu

Mác vữa

75

100

Nước (lít)

220

268

Xi măng (kg)

220

315

Cát (m3)

1221

1079

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *