Lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng hợp tác với các tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới để quản lý và điều hành

*

Lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định

MỤC LỤC

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 3

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư 3

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 3

I.3. Mô tả sơ bộ dự án 3

I.4. Vốn đầu tư: 4

I.5. Tiến độ thực hiện dự án: 4

I.6. Hình thức đầu tư: 4

I.7. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 4

I.8. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 5

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 7

II.1. Nhu cầu và xu hướng du lịch châu Á 7

II.2. Nguồn cầu lượt du khách tới Việt Nam 10

II.3. Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Bình Định 14

II.4. Phân tích thị trường đầu tư kinh doanh khách sạn 18

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 27

III.1.1. Khái quát chung 27

III.1.2. Mục tiêu đầu tư 27

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG 29

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm 29

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 30

IV.3. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 31

IV.4. Hiện trạng sử dụng đất 31

IV.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 31

IV.6. Nhận xét chung về hiện trạng 32

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN ĐỀN BÙ GIẢI PHÒNG MẶT BẰNG 33

V.1. Tổng quỹ đất đầu tư xây dựng công trình 33

V.2. Chính sách bồi thường – Mô tả hiện trạng khu đất 33

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH TỔNG THỂ VÀ QUI MÔ ĐẦU TƯ 34

VI.1. Hình thức đầu tư 34

VI.2. Quy hoạch tổng thể dự án khu khách sạn 34

VI.3. Quy mô đầu tư xây dựng Khách sạn Tân Cảng Quy Nhơn: 37

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 42

VII.1. Sơ đồ tổ chức công ty – Mô hình tổ chức 42

VII.2. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 42

VII.3. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 42

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 43

VIII.1. Giải pháp thi công xây dựng 43

VIII.2. Hình thức quản lý dự án 43

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN 44

IX.1.1. Giới thiệu chung 44

IX.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 44

IX.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 46

IX.1.4. Kết luận 50

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 51

X.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 51

X.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 51

X.3. Tổng mức đầu tư 53

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN 56

XI.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án 56

XI.1. Tiến độ sử dụng vốn 56

XI.2. Phương án hoàn trả vốn vay 57

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 59

XII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 59

XII.2. Các chỉ tiêu tài chính – kinh tế của dự án 62

XII.3. Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế – Xã hội 63

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

XIII.1. Kết luận 64

XIII.2. Kiến nghị 64

CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1.

Đang xem: Dự án xây dựng khách sạn

Giới thiệu chủ đầu tư lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định

-Công ty CP Dịch vụ biển Tân Cảng

-Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số….., đăng ký lần đầu ngày …… thay đổi lần … ngày ……

-Trụ sở công ty: Số 722, đường Điện Biên Phủ, phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM.

-Vốn điều lệ đăng ký: …..000.000.000 đồng (Bằng chữ:……đồng ./.)

-Đại diện theo pháp luật của công ty:…………………. – Chức danh: Giám đốc

-Ngành nghề chính:……….

I.2.Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

-Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

I.3.Mô tả sơ bộ dự án khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định

-Tên dự án: Khách sạn Tân Cảng Quy Nhơn

-Địa điểm: Số 12 đường Nguyễn Huệ, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

-Quỹ đất của dự án: 4.190 m2thuộc quyền sử dụng của Công ty CP Dịch vụ biển Tân Cảng.

-Mục tiêu đầu tư:

Xây dựng Khách sạn Tân Cảng Quy Nhơn với quy mô như sau:

Các chỉ tiêu Quy hoạch – Kiến trúc

Diện tích khu đất sau QH

m2

4,190.0

Diện tích hình chiếu mái lớn nhất

m2

1,968.7

Mật độ xây dựng tối đa

%

0.5

Tổng diện tích sàn xây dựng – GFA

*

m2

18,381.2

Diện tích sàn xây dựng Tiệc cưới

m2

4,218.5

Diện tích sàn xây dựng Tân Cảng Miền Trung

m2

662.0

Tổng diện tích sàn xây dựng – CFA bao gồm tầng hầm, mái

m2

19,995.2

Hệ số sử dụng đất

lần

4.4

Số tầng nổi (không bao gồm tầng kỹ thuật)

tầng

12.0

Số tầng hầm

tầng

Chiều cao công trình

m

55.8

Khoảng lùi

So với đường Nguyễn Huệ

m

15.0

So với đường Phan Chu Trinh

m

6.0

So với các ranh bên

m

4.0

I.4.Vốn đầu tưdự án khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định:

Tổng khái toán đầu tư: Khoảng….000.000đồng

4.1. Tổng vốn đầu tư, gồm vốn cố định và vốn lưu động

a) Vốn cố định: Khoảng …..000.000đồng

Trong đó bao gồm:

-Chi phí bồi thường, GPMB: Khoảng .000đồng

-Chi phí xây dựng công trình: Khoảng…00.000đồng

-Chi phí đầu tư khác: Khoảng….0.000 đồng

b) Vốn lưu động: Khoảng….000.000.000đồng

4.2. Nguồn vốn đầu tư

a) Vốn tự có: Khoảng …00.000.000đồng(chiếm 30% tổng vốn đầu tư).

b) Vốn vay : Khoảng …..000.000.000đồng(chiếm 70% tổng vốn đầu tư).

-Thời gian hoạt động của dự án: 50 năm.

I.5.Tiến độ thực hiện dự án:

+Thời gian xây dựng: từ tháng Quý IInăm 2018đến tháng Quý IInăm 2019.

+Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 06năm 2019.

I.6.Hình thức đầu tư:

-Đầu tư xây dựng mới

-Hình thức quản lý: Công ty CP Dịch vụ biển Tân Cảng trực tiếp quản lý dự án.

I.7.Cơ sở pháp lý triển khai dự án

-Quyết định số …./QĐ-UBND ngày …..của Ủy ban Nhân dân thành phố Quy Nhơn về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ, đề án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị …………;

-Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.8.Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án Khách sạn Tân Cảng Quy Nhơnphải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

-Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

-TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

-TCXD 229-1999 : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió

-TCVN 375-2006 : Thiết kế công trình chống động đất;

-TCXD 45-1978 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;

-TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy – YCchung thiết kế lắp đặt và sử dụng;

-TCVN 6160– 996 : YCchung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

-TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);

-TCVN 4760-1993 : Hệ thống PCCC – Yêu cầu chung về thiết kế;

-TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

-TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước – quy phạm quản lý kỹ thuật;

-TCXD 51-1984 : Thoát nước – mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;

-11TCN 21-84 : Thiết bị phân phối và trạm biến thế;

-TCXD 27-1991 : TCđặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;

-TCVN-46-89 : Chống sét cho các công trình xây dựng;

-EVN : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

-TCVN 5576-1991 : Hệ thống cấp thoát nước – quy phạm quản lý kỹ thuật;

-TCXD 51-1984 : Thoát nước – mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu chuẩn thiết kế;

-TCVN 4474-1987 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;

-TCVN 4473:1988 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;

-TCVN 5673:1992 : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;

-TCVN 4513-1998 : Cấp nước trong nhà;

-TCVN 6772 : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;

-TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép,

CHƯƠNG II:NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

II.1.Nhu cầu và xu hướng du lịch châu Á

Du lịch xuất cảnh – IPK International

·Tỉ lệ tăng trưởng của du lịch xuất cảnh trong 8 tháng đầu năm 2016 tăng 3.9% cho dù tình hình chính trị vẫn còn nhiều bất ổn và nguy cơ khủng bố tại nhiều khu vực. Du lịch xuất cảnh của người dân Châu Âu tăng 2.9% trong 8 tháng đầu năm 2016, giảm đáng kể so với mức tăng 4.5% trong 8 tháng đầu năm 2015 do ảnh hưởng của việc Vương Quốc Anh rời khỏi Liên Minh Châu Âu (Brexit).

·Khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn dẫn đầu thị trường với mức tăng trưởng đạt 9% trong 8 tháng đầu năm 2016, tăng đáng kể từ 5% cùng kỳ năm ngoái. Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng 18% và Hàn Quốc với mức tăng 11% là những quốc gia góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của khu vực.

·Phân loại theo mục đích các chuyến du lịch xuất ngoại, du lịch nghỉ lễ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất với tỷ lệ tăng trưởng đạt 4% trong 8 tháng đầu năm 2016.

·Trong IPK, ngành du lịch có triển vọng tăng trưởng khả quan trong năm 2017. Tỷ lệ tăng trưởng du lịch xuất cảnh của thế giới được dự báo đạt mức 4%-5% và Châu Á Thái Bình Dương vẫn là nhân tố chính thức trong quá trình tăng trưởng du lịch thế giới.

Khu vực

8T2015

8T2016

Dự báo 2017

Châu Âu

4.5%

2.9%

4.0%

Châu Á Thái Bình Dương

5.0%

9.0%

6.0%

Bắc Mỹ

5.0%

4.0%

5.0%

Nam Mỹ

4.0%

6.0%

5.0%

Toàn Cầu

4.5%

3.9%

4%-5%

Theo Tổ Chức Du Lịch Thế giới (UNWTO)

·Chỉ tiêu cho du lịch của du khách Trung Quốc trong năm 2015 đạt US$292.2 tỷ, Trung Quốc được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2016, mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm.

·Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO) cho biết trong năm 2015, lượng khách du lịch quốc tế trên toàn cầu xấp xỉ 1.19 tỷ lượt, tăng 4.6% so với 2014.

·Dựa tăng trưởng 24.5% so với năm 2014. Mức chỉ tiêu cho du lịch của người Trung theo khu vực, Châu Á Thái Bình Dương và Châu Mỹ có sự tăng trưởng mạnh nhất (6%) theo sau là Châu Âu (5%) trong khi lượt khách quốc tế đến Châu Phi giảm 3%.

Top 5 Quốc gia du lịch xuất ngoại theo chỉ tiêu 2015

Xếp Hạng

Quốc gia

Chỉ tiêu du lịch (US$ tỷ)

Thị phần (%)

1

Trug Quốc

292.2

23.2

2

Mỹ

112.9

9.0

3

Đức

77.5

6.2

4

Anh

63.9

5.0

5

Pháp

38.4

3.0

Lượt khách du lịch quốc tế 2015

·Theo báo cáo Q1/2016 từ STR, công suất phòng của khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng trưởng 1.7% và giá phòng trung bình ngày (ADR) vẫn không biến động nhiều so với Q1/2015

·Singapore đứng đầu tại khu vực Đông Nam Á về cả giá thuê phòng trung bình ADR (US$209), công suất phòng (83%) và doanh thu trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) (US$173.5) trong khi Thái Lan xếp vị trí thứ hai với RevPar đạt US$96.6, ADR đạt US$117 và công suất phòng (82.6%).

·Việt Nam đạt tỷ lệ tăng trưởng cao trong Q1/2016.

-Công suất phòng tăng 5.6%, đạt 68.7%

-ADR tăng 4.5%, đạt US$128. Đây là mức kỷ lục từ trước tới nay, theo STR.

Xem thêm: Khách Sạn Beautiful Beach Đà Nẵng, Beautiful Beach Hotel Tại Số 02 Hà Bổng, P

Tình hình kinh doanh các Quốc gia Đông Nam Á – Tính đến T3/2016

II.2.Nguồn cầu lượt du khách tới Việt Nam

·Lượt khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp hai lần từ thời điểm suy thoái kinh tế 2009. Tuy nhiên con số này vẫn chỉ bằng 1/2 so với Singapore, 1/3 so với Thái Lan và 1/8 so với Trung Quốc.

·Lượt du khách quốc tế đạt mức 7.94 triệu vào năm 2015, tăng nhẹ 0.9% so với năm 2013. Lượng du khách suy giảm đáng kể trong 6 tháng đầu năm 2015 so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên xu hướng này dần được khắc phục nhờ những tác động kịp thời từ chính phủ như miễn bỏ thị thực thêm cho 5 quốc gia và giảm lệ phí thị thực.

·Trong 10 tháng đầu năm 2016, ước tính đã có 8.1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 25.4% so với cùng kỳ năm trước.

·Lượng du khách quốc tế đến Việt Nam hàng tháng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ tháng 6/2014 đến tháng 6/2015 do tranh chấp trên biển Đông và mất giá đồng Rúp của Nga.

·Sự sụt giảm ở hai nguồn thị trường chính ảnh hưởng đáng kể đến các địa điểm nghỉ dưỡng và resort như Nha Trang, Đà Nẵng và Mũi Né. Đây đều là những thị trường có nguồn du khách chính đến từ Nga và Trung Quốc.

·Chính phủ Việt Nam vừa gia hạn thêm chính sách miễn thị thực cho 5 quốc gia (Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và Ý) và giảm lệ phí thị thực 40%. Chính sách miễn giảm thị thực đã tác động tích cực đến tổng lượng du khách quốc tế đến Việt Nam với sự hồi phục tăng trưởng 5.1% từ đầu tháng 7/2015 (so với cùng kỳ tháng 7/2014). Mức tăng trưởng đạt mức cao nhất trong tháng 7/2016, với 41.2% so với cùng kỳ.

Nguồn cầu lượt du khách tới Việt Nam – Quốc gia xuất xứ

·Nguồn thị trường lớn nhất năm 2015 là du khách Trung Quốc, chiếm 22.4% tổng lượt khách (1.78 triệu). Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai chiếm 14.0% trong khi Nhật Bản đứng thứ ba với 8.5%.

·Trong năm 2015, lượt khách Trung Quốc đã giảm (8.5%) lần đầu tiên sau 8 năm tăng trưởng liên tiếp (2007 – 2014), nhưng lượng du khách Trung Quốc đã dần khôi phục trong 10 tháng đầu năm 2016, đạt mức tăng 55.2% so với cùng kỳ, và vẫn chiếm thị phần cao nhất trong tổng lượng khách Quốc tế đến Việt Nam (28%).

·Thị phần du khách Nga cũng giảm nhẹ do các vấn đề về chính trị và sự trượt giá của đồng Rúp trong năm 2015. Tuy nhiên, khách du lịch Nga đến Việt Nam vẫn tăng 27.1% trong 10 tháng đầu năm 2016.

·Đứng thứ 2 về thị phần là Hàn Quốc, với tốc độ tăng 40.1% trong 10 tháng đầu năm 2016 và chiếm 16% tổng lượng khách Quốc tế.

·Lượng du khách đến từu Thái Lan cũng tăng đáng kể với tốc độ tăng đạt 30.8%.

Quốc gia xuất xứ

10T2016

10T2015

% tăng trưởng

Trung Quốc

2,228,515

1,435,971

55.2%

Hàn Quốc

1,257,020

897,455

40.1%

Nhật

611,401

551,922

10.8%

Mỹ

461,307

403,944

14.2%

Đài Loan

423,401

365,247

15.9%

Malaysia

319,885

276,800

15.6%

Nga

330,785

260,330

27.1%

Úc

270,147

253,228

6.7%

Thái Lan

212,271

162,274

30.8%

Singapore

199,745

184,045

8.5%

·Mặc dù tổng lượt khách Trung Quốc cả năm 2015 có giảm sút, nhưng theo những thống kê hằng tháng đã cho thấy có sự cải thiện rõ rệt trong vài tháng cuối. Sự hội tụ nhiều nhân tố đã dẫn tới tăng trưởng mạnh mẽ số lượng du khách Trung Quốc tới Việt Nam như sự ưa chuộng những địa điểm ven biển (Đà Nẵng, Nha Trang), những gói tour giá cạnh tranh được đưa ra bởi các đại lý du lịch, các chuyến bay thuê trực tiếp, casino (Crowne Plaza Đà Nẵng, Casino Hồ Tràm), những chuyến du lịch bằng du thuyền và khai trương nhiều đường bay thẳng từ Trung Quốc.

·Thị phần du khách Nga đang có xu hướng tăng nhanh, dù có xuất phát điểm thấp chỉ 28.776 du khách vào năm 2006, tương đương 0.8% và tăng lên 338,845 người vào năm 2015, chiếm 4.3% thị phần với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 31.5%.

·Thị trường Trung Quốc và Nga đã bị ảnh hưởng tiêu cực do cuộc tranh chấp trên biển Đông vào tháng 5 và sự trượt giá đồng Rúp. Nha Trang, Mũi Né và Đà Nẵng là những thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất vì phụ thuộc vào cả 2 thị trường này.

·Khoảng cách giữa hai thị trường lớn nhất ở vị trí thứ 1 và thứ 2 (Trung Quốc và Hàn Quốc) đã bị thu hẹp đáng kể. Lượng du khách đến từ Trung Quốc gấp 2.3 lần Hàn Quốc vào năm 2014 và con số này đã giảm xuống còn 1.6 trong năm 2015.

Nguồn cầu lượt du khách tới Việt Nam

·Từ 1 tháng bảy 2016, có thêm 5 quốc gia Châu Âu được gia hạn miễn thị thực trong 15 ngày là Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha, tăng số lượng các nước được Việt Nam miễn thị thực lên 22 nước.

·Năm 2015, du khách từ các quốc gia miễn thị thực tăng 6.39% so với cùng kỳ năm trước. Lượt khách từ 5 quốc gia châu Âu gần đây nhất được miễn thị thực có sự tăng trưởng 4%. Lượt du khách đến từ Ý tăng trưởng mạnh 11% từ 36,427 lượt năm 2014 lên 0,291 lượt năm 2015.

·Lượt du khách từ các quốc gia miễn thị thực chiếm khoảng 50% tổng lượng khách du lịch quốc gia đến Việt Nam trong năm 2015.

·Báo cáo của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới (UNWTO) và Hội Đồng Du Lịch & Lữ Hành Thế Giới (WTTC) cho rằng Việt Nam có tiềm năng tăng lượng du khách từ 8-18% nếu các chương trình miễn giảm thị thực tiếp tục được thực thi và mở rộng (như là Visa cấp tại quầy nhập cảnh).

II.3.Tổng quan về kinh tế xã hội tỉnh Bình Định

Bình Định là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung BộViệt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Định là thành phố cảng Quy Nhơnnằm cách thủ đô Hà Nội1.070km về phía Nam và cách Thành phố Hồ Chí Minh652km về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A.

II.3.1.Vị trí địa lý:

Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung Việt Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110km theo hướng Bắc – Nam, có chiều ngang với độ hẹp trung bình là 55km (chỗ hẹp nhất 50km, chỗ rộng nhất 60km). Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãivới đường ranh giới chung 63km (điểm cực Bắc có tọa độ: 14°42″10 Bắc, 108°55″4 Đông). Phía Nam giáp tỉnh Phú Yênvới đường ranh giới chung 50km (điểm cực Nam có tọa độ: 13°39″10 Bắc, 108o54″00 Đông). Phía Tây giáp tỉnh Gia Laicó đường ranh giới chung 130km (điểm cực Tây có tọa độ: 14°27″ Bắc, 108°27″ Đông). Phía Đông giáp Biển Đôngvới bờ biển dài 134km, điểm cực Đông là xã Nhơn Châu (Cù Lao Xanh) thuộc thành phố Quy Nhơn(có tọa độ: 13°36″33 Bắc, 109°21″ Đông). Bình Định được xem là một trong những cửa ngõ ra biểncủa các tỉnh Tây Nguyênvà vùng nam Lào.

II.3.2.Khí hậu:

Khí hậu Bình Định có tính chất nhiệt đớiẩm, gió mùa. Do sự phức tạp của địa hình nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều.

Nhiệt độ không khí trung bình năm: ở khu vực miền núi biến đổi 20,1 – 26,1°C, cao nhất là 31,7°C và thấp nhất là 16,5°C. Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0°C, cao nhất 39,9°C và thấp nhất 15,8°C.

Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm: tại khu vực miền núi là 22,5 – 27,9% và độ ẩm tương đối 79-92%; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9% và độ ẩm tương đối trung bình là 79%.

Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12. Riêng đối với khu vực miền núi có thêm một mùa mưa phụ tháng 5 – 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên. Mùa khô kéo dài tháng 1 – 8. Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm 2.000 – 2.400mm. Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751mm. Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ miền núi xuống duyên hải và có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

Về bão: Bình Định nằm ở miền Duyên hải Nam Trung Bộ, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất tháng 9 – 11.

II.3.3.Hành chính

Bình Định bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 9 huyện, chia thành 126 xã, 21 phường và 12 thị trấn.

Tên

Diệntích (km²)

Dânsố (người)

Thành phố Quy Nhơn

284,3

656.266

Thị xã An Nhơn

292,6

252.817

Huyện An Lão

692

68.400

Huyện Hoài Ân

744,1

167.400

Hoài Nhơn

419,25

42.900

Phù Cát

679

205.200

Phù Mỹ

550

198.700

Tây Sơn

692,96

176.000

Tuy Phước

217,12

208.300

Vân Canh

797

112.400

Vĩnh Thạnh

723

78.600

II.3.4.Địa hình

Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang đông. Phía tây của tỉnh là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn Nam, kế tiếp là vùng trung du và tiếp theo là vùng ven biển. Các dạng địa hình phổ biến là các dãy núi cao, đồi thấp xen lẫn thung lũng hẹp độ cao trên dưới 100 mét, hướng vuông góc với dãy Trường Sơn, các đồng bằng lòng chảo, các đồng bằng duyên hải bị chia nhỏ do các nhánh núi đâm ra biển. Ngoài cùng là cồn cát ven biển có độ dốc không đối xứng giữa 2 hướng sườn đông và tây. Các dạng địa hình chủ yếu của tỉnh là:

Vùng núi: Nằm về phía tây bắc và phía tây của tỉnh. Đại bộ phận sườn dốc hơn 20°. Có diện tích khoảng 249.866 ha, phân bố ở các huyện An Lão(63.367 ha), Vĩnh Thạnh(78.249 ha), Vân Canh(75.932 ha), Tây Sơnvà Hoài Ân(31.000 ha). Địa hình khu vực này phân cắt mạnh, sông suối có độ dốc lớn, là nơi phát nguồn của các sông trong tỉnh. Chiếm 70% diện tích toàn tỉnh thường có độ cao trung bình 500-1.000 m, trong đó có 11 đỉnh cao trên 1.000 m, đỉnh cao nhất là 1.202 m ở xã An Toàn (huyện An Lão). Còn lại có 13 đỉnh cao 700-1000m. Các dãy núi chạy theo hướng Bắc – Nam, có sườn dốc đứng. Nhiều khu vực núi ăn ra sát biển tạo thành các mỏm núi đá dọc theo bờ, vách núi dốc đứng và dưới chân là các dải cát hẹp. Đặc tính này đã làm cho địa hình ven biển trở thành một hệ thống các dãy núi thấp xen lẫn với các cồn cát và đầm phá.

Vùng đồi: tiếp giáp giữa miền núi phía tây và đồng bằng phía đông, có diện tích khoảng 159.276 ha (chiếm khoảng 10% diện tích), có độ cao dưới 100 m, độ dốc tương đối lớn từ 10° đến 15°. Phân bố ở các thị xã Hoài Nhơn(15.089 ha), An Lão (5.058 ha) và Vân Canh (7.924 ha).

Vùng đồng bằng: Tỉnh Bình Định không có dạng đồng bằng châu thổ mà phần lớn là các đồng bằng nhỏ được tạo thành do các yếu tố địa hình và khí hậu, các đồng bằng này thường nằm trên lưu vực của các con sông hoặc ven biển và được ngăn cách với biển bởi các đầm phá, các đồi cát hay các dãy núi. Độ cao trung bình của dạng địa hình đồng bằng lòng chảo này khoảng 25–50 m và chiếm diện tích khoảng 1.000km². Đồng bằng lớn nhất của tỉnh là đồng bằng thuộc hạ lưu sông Côn, còn lại là các đồng bằng nhỏ thường phân bố dọc theo các nhánh sông hay dọc theo các chân núi và ven biển.

Xem thêm:

Vùng ven biển: Bao gồm các cồn cát, đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình khoảng 2km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Trong tỉnh có các dãi cát lớn là: dãi cát từ Hà Ra đến Tân Phụng, dãi cát từ Tân Phụng đến vĩnh Lợi, dãi cát từ Đề Gi đến Tân Thắng, dãi cát từ Trung Lương đến Lý Hưng. Ven biển còn có nhiều đầmnhư đầm Trà Ổ, đầm Nước Ngọt, đầm Mỹ Khánh, đầm Thị Nại; các vịnhnhư vịnh Làng Mai, vịnh Quy Nhơn, vịnh Vũng Mới…; các cửa biểnnhư Cửa Tam Quan, cửa An Dũ, cửa Hà Ra, cửa Đề Gi và cửa Quy Nhơn. Các cửa trên là cửa trao đổi nước giữa sông và biển. Hiện tại ngoại trừ cửa Quy Nhơn và cửa Tam Quan khá ổn định, còn các cửa An Dũ, Hà Ra, Đề Gi luôn có sự bồi lấp và biến động.

Lập dự án đầu tư khách sạn 4 sao Tân cảng Quy Nhơn Bình Định với quy mô như sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *