Bạn muốn học tiếng Trung nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu. Hay bạn cảm thấy tiếng Trung quá khó. Vậy, bài viết sau đây chính là dành cho bạn.

Đang xem: Học tiếng trung cơ bản tại nhà

Dưới đây là mục lục bài viết. Mình sẽ đan xen những tài liệu thú vị vào trong bài. Ngoài ra, còn có một video hướng dẫn học từ vựng tiếng Trung rất rất hay. Cùng đọc từ đầu nào.

Đầu tiên:

1. Lợi ích khi học tiếng Trung Quốc

a) Để mở rộng kiến thức

Tiếng Trung là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tất nhiên, với con số 1,2 tỉ dân (khoảng 16% dân số thể giới) việc tiếng Trung được sử dụng nhiều nhất không phải là điều khó hiểu.

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

– Học từ vựng

– Luyện nghe

– Luyện viết

9. Chia sẻ kinh nghiệm học tiếng trung

Phần này mình sẽ tổng hợp kinh nghiệm học tiếng Trung của các bạn. Nếu bạn đã đọc hết phần trên thì hãy nghỉ ngơi, hôm sau đọc tiếp phần này nhé. Đầu tiên là bạn Mộc Miên.

Muốn học tiếng Trung giỏi thì đầu tiên phải yêu thích tiếng Trung rồi mới đến chăm chỉ, thông minh và cần một cách học khoa học, hiệu quả. Sau đây mình sẽ chia sẻ cho những bạn nào trong nhóm đang chuẩn bị học tiếng Trung về các bước khi bắt đầu mới học tiếng TrungMọi người đi qua thì hãy cho mình 1 like nhé

Bước 1: Học ngữ âm / phát âm đúng và chuẩn ngay từ đầu tránh việc về sau phát âm sai rồi rất khó sửa, đặc biệt tuyệt đối không nên học tiếng Trung bồi vì thứ nhất là khi giao tiếp với người Trung thì họ sẽ không hiểu bạn đang nói gì đâu, thứ 2 là sau này mà muốn tự học mở rộng sẽ phải học cách đọc qua pinyin. Đây là bước nền tảng cực kỳ quan trọng mà đa số mọi người thường bỏ qua. Cứ nghĩ xem nhà không có móng thì làm sao vững được.

Bước 2: Học các nét, bộ thủ cơ bản ( bộ thủ thì không cần học hết đâu) để nắm được kết cấu của câu, cách viết chữ, giúp nhớ từ tốt hơn và hỗ trợ cho việc phân biệt từ vựng, đoán cách phát âm, nghĩa. Sau đó học các quy tắc viết thuận tay trong tiếng Trung ( chỉ cần nhớ vài quy tắc là biết viết đến 99% của chữ Hán, đỡ phải tìm cách viết của từng chữ chi cho mệt)

Bước 3: Học chữ Hán, nghĩa và cách dùng của mỗi từ để mở rộng vốn từ. Ở bước này thì mình khuyên mọi người nên học từ vựng theo từng chủ đề chứ không nên học tràn lan.

Bước 4: Học ngữ pháp cơ bản để hiểu về ngữ pháp tiếng Trung, nhưng không nên đi sâu sớm quá. Học đến cấu trúc nào thì phải hiểu và sử dụng được trong giao tiếp rồi mới học cấu trúc tiếp theo.

Bước 5: Tập trung vào khẩu ngữ giao tiếp trước rồi mới đi vào từng chuyên môn riêng của mình. Nên nhớ rằng “Dục Tốc Bất Đạt”
Xin chào các bạn, mình là Hiền. Mình thấy rằng có khá nhiều bạn muốn học tiếng Trung nhưng dễ nản và phần lớn lý do các bạn đưa ra là “ tớ/em không phải dân chuyên ngữ nên học khó vào”. Bản thân mình cũng không phải dân chuyên ngữ gì cả, nhưng mình cũng đã thi được HSK6 và HSKK Cao cấp. Mặc dù hai chứng chỉ này không có nghĩa là tiếng Trung của mình cao siêu gì, tuy nhiên điều mình muốn nhấn mạnh ở đây là chỉ cần đủ cố gắng, đủ đam mê thì bạn vẫn có thể học được tiếng Trung cho dù bạn là dân chuyên ngữ hay không!Dưới đây là một số kinh nghiệm học tiếng và quan điểm cá nhân của mình, các bạn có thể tham khảo hoặc không chứ đừng ném đá mình nhé . Bạn nào có phương pháp nào hay mời các bạn bổ sung, tiền bối nào quen mặt thì bơ đi dùm em nhé ^-^

1. Đã quyết tâm học thì cố gắng học LIÊN TỤC một hoặc vài năm, đừng bỏ dở giữa chừng như mình. Hồi đầu học tiếng Trung mình cứ vài tháng lại nghỉ xong sau đó nguyên tiền học lại quyển đó đã đủ đắt ngất rồi. Học một mạch như vậy giúp bạn đỡ nản hơn, vào đều hơn, lên trình nhanh hơn và tiết kiệm thời gian tiền bạc hơn….

2. Cố gắng tìm đến một giáo viên tốt: Chưa bàn đến yếu tố quan trọng nhất là sự nắm vững về ngôn ngữ đó, mà một người thầy tốt còn là một người có cách truyền đạt tốt, nhiệt huyết, là người có thể truyền lửa cho học sinh, là người có hiểu biết xã hội phong phú và hơn hết là một người có đạo đức tốt. Theo học một giáo viên như thế chúng ta không những học được ngôn ngữ mà còn học được cách tư duy, cách đối nhân xử thế và rất nhiều điểu tốt đẹp khác (ngoài lề một xíu nếu bạn có học tiếng Anh thì mình vote cho Thầy Thái Bá Tân).

Xem thêm:

3. Học tiếng Trung là quá trình trường kỳ và đòi hỏi sự chăm chỉ nhẫn nại: cho dù bạn học tiếng vì mục đích gì ( du học, phục vụ công việc, phục vụ xem phim đọc tiểu thuyết…) thì bạn cũng nên học từ căn bản. Bất kỳ bạn theo học bộ giáo trình nào thì cuốn đầu tiên vẫn luôn là cuốn quan trọng nhất, mặc dù đó cũng là cuốn nhàm chán và dễ nản nhất. Ở cuốn này bạn không nên quá nôn nóng phải học cho được bao nhiêu bao nhiêu mà nên học cho chắc phát âm, phiên âm, sau đó nếu bạn muốn mở rộng trăm nghìn từ vựng thì từ điển có hết. Và rồi sau đó các bạn học lên các cuốn khác cũng sẽ có bàn đạp chắc hơn rất nhiều. PHÁT ÂM, PHIÊN ÂM rất quan trọng!

4. Học ngoại ngữ là phải 3 nói + hỏi: nói to, nói nhiều, nói leo + hỏi, cứ muốn hỏi gì là phải hỏi, hỏi luôn và ngay không nhỡ bạn khác hỏi mất ^^. Phải nói to, nói nhiều, nói leo thì mới nhanh quen miệng và không bị chứng SỢ NÓI. Có nhiều bạn trong đầu vốn từ rất nhiều, câu cú cũng biết ghép nhưng không dám nói, lâu dần thành ra kĩ năng nói kém nhất trong tất cả các kĩ năng, đến lúc cần phải thi HSKK phục vụ gì đó lại ngỏm củ tỏi

5. Tận dụng phim ảnh, bài hát, các show truyền hình yêu thích của Trung để LUYỆN NGHE: tùy từng trình độ mà chọn lựa nghe từ đơn giản đến phức tạp, tùy bạn thích xem gì thì xem đó, tuy nhiên cách hiệu quả nhất là vừa nghe vừa nhại lại, chứ chỉ nghe không cũng tốt nhưng hiệu quả không nhanh và tốt bằng vừa nghe vừa nhại. Như thế sẽ tạo được phản xạ vừa nghe vừa nói, lâu dần tự khắc thành quen. Đây là cách học ngoại ngữ bản thân mình thấy hiệu quả nhất: mắt nhìn phụ đề, tai nghe, miệng nhại lại, đến khi quen rồi thì không cần nhìn phụ đề nữa, hơn nữa những thứ học được qua phim kịch rất phong phú, thú vị và cách dùng câu từ linh hoạt tự nhiên hơn (hạn chế được cách nói khô cứng nếu bạn chỉ học qua sách vở).

6. Về cách tra từ điển để mở rộng vốn từ: mình thấy nhiều bạn và bản thân mình ngày xưa cũng thế, chỉ tra từ muốn tra và cố gắng nhồi nhét từ đó vào đầu, thành ra bạn có rất nhiều từ vựng nhưng khi cần sử dụng từ đó ghép câu hoặc gặp các tình huống có từ đó lại vẫn ngáo ngơ. Sau này mình thay đổi, mỗi lần tra từ nào đó, mình viết cả từ đó lẫn một số ví dụ về từ đó ra một quyển vở và cố gắng học cả câu đó. Cách này hơi chậm nhịp một xíu nhưng học được từ nào là biết dùng từ đó chứ không chỉ để trong đầu cho nặng chi.

7. Không biết các bạn thế nào chứ mình cứ thấy trung tâm nào treo quảng cáo: 3 tháng giỏi tiếng Trung, 6 tháng thành thạo tiếng Trung ….là mình lướt qua luôn. Ngôn ngữ nào cũng thế, bạn muốn giỏi về ngoại ngữ thì bạn còn cần cả am hiểu ít nhiều về văn hóa của nước họ, về nhiều thứ nữa thì mới có thể học tốt nó được. Ngôn ngữ hàm chứa cả kho tàng văn hóa của người ta cơ mà, 3 tháng 6 tháng sao có thể “ thành thạo” được ^^

8. Không nên quá đặt nặng HSK5,6 làm gì cả: trừ những bạn cần gấp để bổ sung hồ sơ xin học bổng đi học, chứ HSK5,6 mà không giao tiếp được thì HSK đó cũng không có nghĩa lý gì. Mình có HSK6, HSKK cao cấp nhưng chưa sử dụng đến bao giờ, vì khi đi phỏng vấn xin việc họ sẽ phỏng vấn trực tiếp bằng tiếng Trung luôn, ngoại ngữ của bạn đến đâu họ đánh giá được hết mà không cần check xem bạn có chứng chỉ nào. (ngoại trừ việc bạn đi phỏng vấn xin làm giáo viên Tiếng Trung nha).

Xem thêm: Thông Tin Đất Đai Và Mua Bán Nhà Đất Tại An Giang 2021, Mua Bán Nhà Đất, Bất Động Sản Tại An Giang

9. Năng kết bạn với người Trung Quốc: khi các bạn có nhiều bạn Trung Quốc đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều cơ hội sử dụng tiếng Trung hơn, mà sử dụng càng nhiều thì càng nhanh lên trình, đôi khi bạn nói sai thì các bạn ấy sửa lại dùm cho, như thế càng nhớ lâu. Hơn nữa chơi với các bạn Trung Quốc cũng vui và thú vị lắm nhé ( +_ một số thành phần không được nice cho lắm) ^^

Okay, trên đây là một số kinh nghiệm học tiếng của bản thân mình, hi vọng giúp ích được chút xíu cho các bạn. Chúc các bạn học tiếng Trung thật tốt! ầu ơi dài quá rồi ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *