Hôm nay kế toán Đức Minh gửi tới bạn đọc bài viết về kế toán nguyên vật liệu với những nội dung mà bạn đọc có thể tham khảo nhé!!!

Đang xem: Kế toán nguyên vật liệu tại công ty sản xuất

*

I. Khái niệm, đặc điểm và nhiệm vụ của nguyên vật liệu

1. Khái niệm

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hóa, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, là cơ sở cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm

2. Đặc điểm của nguyên vật liệu

– Nguyên vật liệu là những tài sản lưu động thuộc nhóm hàng tồn kho

– Nguyên vật liệu là cơ sở cấu thành hình thái vật chất của sản phẩm

– Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định và khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác động của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm

– Trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trị giá nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng cao trong tổng tài sản lưu động và tổng chi phí sản xuất

*

3. Nhiệm vụ và vai trò của kế toán nguyên vật liệu

Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp, kế toán nguyên vật liệu cần làm những nhiệm vụ sau?

Ghi chép, phản ánh, chính xác, trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng và giá thành thực tế của nguyên vật liêụ nhập khoTập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị nguyên vật liệu xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao nguyên vật liệuPhân bổ hợp lý giá trị nguyên vật liệu sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất – kinh doanhTính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị nguyên vật liệu tồn kho, phát hiện kịp thòi nguyên vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra

II. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu

1.

Xem thêm: Khách Sạn Hoàng Anh Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng, Khách Sạn Hoàng Anh

Xem thêm:

Phân loại nguyên vật liệu

Theo như thực tế, nguyên vật liệu ở các doanh nghiệp được phân ra như sau:

Nguyên liệu và vật liệu chính: là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành hình thái vật chất của sản phẩmVật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động, hoạt động bình thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lýNhiên liệu: là những thứ dùng để tạo ra nhiệt năng như than đá, than bùn, củi, xăng,… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụPhụ tùng thay thế: là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐThiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản: là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, XDCBVật liệu khác: là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi

Căn cứ vào nơi sử dụng NVL

NVL dùng ở bộ phận sản xuấtNVL trực tiếpNVL gián tiếpVật liệu dùng ở bộ phận bán hàngVật liệu dùng ở bộ phận QLDNVật liệu dùng cho XDCB, sửa chữa lớn TSCĐNVL dùng cho các bộ phận khác: chi tiêu công đoàn, quỹ phúc lợi,…

Căn cứ vào nguồn thu nhập, ta có:

NVL mua ngoàiNVL tự gia công chế biếnNVL nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phầnNVL vay, mượn tạm thời của đơn vị khácPhế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp

*

2. Tính giá NVL

Tính giá NVL là công tác quan trọng trong việc tổ chức kế toán NVL. Tính giá NVL là dùng tiền để biểu hiện giá trị của NVL

a. Gía thực tế NVL xuất kho

Gía thực tế của NVL xuất kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập

Đối với vật liệu mua ngoài

Gtt = Ghđ + Tn + Cm – Ck

Trong đó: Gtt – Gía thực tế NVL đầu vào

Ghđ – Gía ghi trên hóa đơn (tính theo giá thu tiền một lần)

Tn – Thuế ngoài giá thanh toán phải nộp trong quá trình thu mua

Cm – Chi phí mua

Ck – Chiết khấu thương hoặc giảm giá được thưởng

Đối với những doanh nghiệp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì thuế giá trị gia tăng không được tính vào giá trị thực tế của NVL

Đối với những DN tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT được tính vào giá trị của NVL

Đối với NVL gia công chế biến xong nhập kho, thì giá thực tế bao gồm giá xuất và chi phí gia công chế biến, chi phí vận chuyển, bốc dỡ.

Đối với NVL nhận vốn góp liên doanh hoặc cổ phần, thì giá thực tế của NVL là giá trị NVL được các bên tham gia vốn thừa nhận

Đối với nguyên vật liệu vay, mượn tạm thời của đơn vị khác, thì giá thực tế nhập kho được tính theo giá trị trường hiện tại của số nguyên liệu đó

Đối với phế liệu thu hồi từ quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì giá thực tế được tính theo đánh giá thực tế hoặc giá bán trên thị trường.

b. Gía thực tế của NVL xuất kho

Thời điểm tính giá là khi xuất kho NVL hoặc cuối kỳ kế toán. Gía xuất kho phải tính theo giá phí và phù hợp với khối lượng xuất

Phương pháp tính giá NVL phải nhất quán và thích hợp với đặc điểm NVL của từng doanh nghiệp

Theo chuẩn mực kế toán 02 – Hàng tồn kho, việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp:

Phương pháp tính theo giá đích danhPhương pháp bình quân gia quyềnPhương pháp nhập trước, xuất trướcPhương pháp nhập sau, xuất sau

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *