Hiện nay xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi cơ sở hạ tầng cũng cần được cải tiến và nâng cao. Nhà ở, đường xá, khu công nghiệp,…đều phải dùng tới vật liệu xây dựng để hoàn thành. Chính vì vậy kinh doanh vật liệu xây dựng đang là một ngành nghề hấp dẫn và mở ra nhiều cơ hội mới. Tuy nhiên đi cùng với cơ hội thì kinh doanh vật liệu xây dựng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn.

Đang xem: Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

Nếu bạn đang “để ý” đến thị trường này và có nhu cầu mở đại lý vật liệu xây dựng để kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, thì những kinh nghiệm đắt giá mà xaydungnhanghean.com chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều về ngành kinh doanh vật liệu xây dựng này.

Nội dung chính

1. Kinh doanh vật liệu xây dựng gồm những gì?

2. Hai ý tưởng mà bạn có thể kinh doanh vật liệu xây dựng

3. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

4. Xác định lợi nhuận sau kinh doanh

Vật liệu xây dựng được định nghĩa là tất cả những nguyên vật liệu được sử dụng để thi công và xây dựng.

*

Kinh doanh vật liệu gồm những gì?

Để hoàn thành một công trình xây dựng như nhà ở, hay đường xá… chúng ta cần có rất nhiều vật liệu để có thể hoàn thành như cát, xi năng, gạch, sơn,… Trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng được chia ra làm 2 loại chính đó là:

– Các vật liệu thô: như đá, cát,… như bạn có thể thấy thì đây là những vật liệu tự nhiên. Con người sẽ khai thác và sử dụng chúng trong quá trình xây dựng. Ngoài ra, còn có các vật liệu thô khác được tạo ra từ bàn tay con người như là xi măng, sắt thép, gạch,…

– Các vật liệu hoàn thiện: như ống nước, phụ kiện, vòi, gạch lát tường, gạch lát nhà, sơn, thiết bị vệ sinh…

2. Hai ý tưởng mà bạn có thể kinh doanh vật liệu xây dựng

Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay tương đối đa dạng và phong phú tuy nhiên có thể phân chia thành hai nhóm ý tưởng kinh doanh chính đó là kinh doanh vật liệu thô và kinh doanh vật liệu hoàn thiện. Đối với ý tưởng kinh doanh vật liệu thô, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm kinh doanh chủ lực như cát tô, cát xây, cát đúc, gạch đinh, gạch ống, gạch thẻ, đá xây dựng, đá hộc, xi măng, sắt thép xây dựng,…

*

Kinh doanh vật liệu xây dựng

Còn vật liệu hoàn thiện thì ý tưởng kinh doanh có thể bao gồm các mặt hàng như ống nước và phụ kiện ống nước, gạch ceramic, gạch men, gạch bóng kiếng, gạch trang trí (gạch Việt Nhật, gạch Mosaic, gạch Inax), thiết bị vệ sinh, lavabo, bồn cầu, vòi tắm, gạch block, tấm lợp sinh thái onduline, đá tự nhiên, đá trang trí, sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm,…Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn chỉ nên chọn một số sản phẩm chính để kinh doanh, thậm chí chỉ kinh doanh một dòng sản phẩm cụ thể ví dụ như chuyên kinh doanh gạch men, gạch trang trí hay chuyên kinh doanh sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm hoặc chuyên về thiết bị vệ sinh.

Đây là hai nhóm vật liệu chính được chia ra để dễ phân biệt và hình dung.

3. Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng

Bước 1: Chỉ nên chọn một số sản phẩm chính và thiết yếu để kinh doanh

Kinh nghiệm đầu tiên xaydungnhanghean.com muốn khuyên bạn đó là không nên lựa chọn đa dạng hóa và kinh doanh tất cả các sản phẩm vật liệu xây dựng. Mặc dù thị trường hàng hóa vật liệu xây dựng rất đa dạng và chắc hẳn khi kinh doanh bạn mong muốn có nguồn hàng lớn để cung cấp cho khách hàng nhưng tại vì sao không nên kinh doanh nhiều mặt hàng?

Đó là vì nếu kinh doanh tất cả các vật liệu xây dựng sẽ cần có nguồn vốn rất lớn để đầu tư. Với một số vốn lớn trong khi kinh doanh chưa chắc đã ổn định sẽ mang lại nhiều rủi ra và sự chắc chắn cho việc đầu tư của bạn. Thứ hai: đó là nếu có quá nhiều sản phẩm sẽ khó quản lý.

Thứ ba: kinh doanh chuyên về một nhóm sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa năng suất làm việc, dễ quản lý và vốn đầu tư cũng ít hơn.Vì vậy, bytuong.com nghĩ rằng bạn nên chọn một nhóm sản phẩm chính để kinh doanh.

Bước 2: Khảo sát và nghiên cứu thị trường

Ngày xưa, cha ông ta vẫn có câu ” Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng”. Bạn sắp bước chân vào ngành dịch vụ cung cấp sản phẩm, bước vào một cuộc chiến kinh doanh. Trên thị trường kinh doanh ấy không chỉ có mỗi bạn mà còn hàng ngàn vấn đề liên quan khác như khách hàng, nhà cung cấp, đối thụ cạnh tranh,… Vì thế trước khi quyết định kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên tham khảo và nghiên cứu thị trường để giúp bạn có cái nhìn tổng quát.

*

Khảo sát và tham khảo thị trường

Những nội dung trong phần khảo sát cần thu thập đó là:

– Khách hàng: nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng tại khu vực này thế nào, người dân có xu hướng sử dụng vật liệu nội hay ngoại, tỷ lệ sử dụng vật liệu xây dựng?…

– Đối thủ: Có những đối thủ nào đã và đang kinh doanh mặt hàng này tại khu vực đó. Tình hình hoạt động của họ như thế nào? Nếu đối thủ đông thì có nên mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng ở đây không?

– Những lợi thế để kinh doanh vật liệu xây dựng mang lại nhiều lợi nhuận ở khu vực này là gì?

Đây là bước quan trọng quyết định đến 50% thành công của bạn. Vì vậy, không thể bỏ qua bước này.

Xem thêm: Khoá Học Tiếng Tây Ban Nha Trực Tuyến Miễn Phí, ​Học Tiếng Tây Ban Nha Trực Tuyến

Kinh doanh hiệu quả hơn với phần mềm quản lý bán hàng xaydungnhanghean.com

Quản lý chặt chẽ tồn kho, đơn hàng, khách hàng và dòng tiền

*

Bước 3: Huy động nguồn vốn

Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng đòi hỏi bạn phải chuẩn bị một số vốn không hề nhỏ chút nào. Nó phụ thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp nhưng thông thường số tiền cũng khá lớn, nếu không huy động được nguồn vốn từ người thân, bạn bè hay các khoản đầu tư thì các doanh nghiệp có thể nghĩ đến vay vốn ngân hàng.

Phần lớn mọi người đều không có đủ số tiền cần thiết để bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực này nên nếu chưa thể đáp ứng được số vốn này, bạn có thể tham khảo 3 nguồn huy động vốn mở cửa hàng vật liệu xây dựng sau đây:

– Từ người thân, họ hàng: ưu điểm của phương án này là bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thủ tục giấy tờ, cộng thêm chi phí lãi xuất chắc chắn sẽ ưu đãi hơn khi vay ngân hàng. Nhưng cũng cần lưu ý mặc dù là người thân họ hàng, bạn cũng phải tạo sự tin tưởng bằng một số các giấy tờ đảm bảo cần thiết để họ có thể an tâm giao tiền.

– Kết hợp kinh doanh với người khác: nếu nói đây là hình thức huy động vốn thì cũng chưa thực sự chính xác. Bởi khi bắt đầu hợp tác kinh doanh, cả hai bên đều có trách nhiệm, nhiệm vụ cống hiến xây dựng hoạt động kinh doanh để đảm bảo sinh lãi từ số vốn đầu tư của mình. Số lượng công việc khi kết hợp kinh doanh cũng được giảm tải đáng kể, vì không ai có thể giải quyết tất cả mọi việc được

– Vay vốn ngân hàng: với chính sách hỗ trợ từ nhà nước và các ngân hàng, quy trình thủ tục vay vốn cho các đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng diễn ra khá xaydungnhanghean.com nhưng lãi suất tương đối cao. Vì vậy, nên cân nhắc thật kĩ càng trước khi vay vốn bằng hình thức này. Đây nên là sự lựa chọn cuối cùng nếu bạn không thể lấy vốn từ các phương án trên.

Bước 4: Tìm nhà cung cấp nguồn hàng vật liệu uy tín, đảm bảo

Nguồn nhập hàng rất quan trọng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh dài lâu của cửa hàng. Bạn có thể lựa chọn một trong ba hình thức cung cấp hàng mở đại lý vật liệu xây dựng sau đây:

*

Tìm nguồn hàng cung cấp

– Nhập hàng từ công ty: Lợi thế là bạn sẽ nhận được mức chiết khấu ưu đãi, hàng hóa đảm bảo chất lượng, nhận được nhiều hỗ trợ khi có chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên các công ty sản xuất vật liệu xây dựng đều có chính sách và quy định riêng mà các đại lý cần tuân thủ.

– Nhập qua đại lý tổng: giá có thể cao hơn một chút so với giá công ty. Tuy nhiên nhập hàng mở đại lý vật liệu xây dựng từ tổng đại lý giúp bạn đảm bảo được tính minh bạch về giá bán, chất lượng và số lượng hàng hóa.

– Nhập từ nước ngoài: cần nguồn vốn dồi dào, vì chi phí vận chuyển và nhập hàng khá cao. Ưu điểm là hàng hóa cao cấp, đẹp mắt và độc đáo.

Bước 5: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh và kho hàng

Khi kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên thuê các mặt bằng có không gian rộng để có thể trưng bày các sản phẩm đi cùng với đó là thuận tiện cho giao thông đi lại, mặt tiền rộng để xe chở vật liệu có thể di chuyển qua cửa hàng cho việc lấy trả hàng. Bên cạnh đó, các vật liệu thường có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích. Trong khi mặt bằng kinh doanh có hạn và số sản phẩm trưng bày không nhiều. Kho chứa thực sự rất cần thiết cho người có ý định bán vật liệu. Kho hàng nên xây gần mặt bằng kinh doanh.Thiết kế thoát hơi ẩm, nước tốt.

Xem thêm: Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng Mới Nhất 2021, Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Vật Liệu Xây Dựng

Bước 6: Định giá vật liệu xây dựng

Theokinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựngcủa nhiều chủ cửa hàng thì giá cả của các vật liệu xây dựng thường tăng giảm thất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, muốn cân đối giá cả phù hợp thì bạn cần thường xuyên cập nhật giá cả trung bình trên thị trường để đưa ra mức giá hợp lý nhất đồng thời nên chuẩn bị các phương án để có nguồn hàng ổn định.

*

Định giá vật liệu xây dựng

Bước 7: Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng

– Hoàn tất thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại sở KHĐT

– Đăng ký mẫu dấu và thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia

– Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia

– Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên sở kế hoạch đầu tư

– Doanh nghiệp đăng ky chữ ký số khai thuế qua mạng

– Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng và chữ ký số

– Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT

Tham khảo:Mách nhỏ: Những điều cần lưu ý khi mở cửa hàng vật liệu xây dựng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *