Rất nhiều gia chủ đi xin bản vẽ thiết kế nên trong quá trình xây dựng xảy ra rất nhiều vấn đề dẫn đến thi công không đúng theo dự tính ban đầu. Để làm chủ được công việc, đọc bản vẽ đúng kỹ thuật cũng như nắm bắt được các thông số có trong mặt bằng, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm bắt được chi tiết các thông số của bản vẽ mặt bằng.

*

Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sẽ giúp cho các nhà đầu tư, gia chủ nắm được rõ những vấn đề mà kiến trúc sư có nhu cầu diễn đạt tại bản vẽ thiết kế. Bên cạnh đó, chủ nhà cũng có thể trao đổi lại với kiến trúc sư về những ý tưởng thiết kế cũng mong muốn của gia đình mình, đảm bảo công trình tương lai đạt chất lượng nhất.

Đang xem: Ký hiệu vật liệu trong bản vẽ kiến trúc

Theo các kiến trúc sư, ngôn ngữ bản vẽ thiết kế chính là ngôn ngữ cần thiết được sử dụng đồng loạt trên thế giới. Ngay cả khi không cần phải dùng ngôn ngữ nói nhưng ngay khi nhìn vào bản vẽ thiết kế, tất cả những người có liên quan đều phải hiểu được ý nghĩa của bản vẽ. Do vậy, vấn đề đọc hiểu những thành phần cơ bản chính là kiến thức đơn giản nhất giúp kết nối giữa kiến trúc sư và gia chủ trong việc diễn đạt kiến trúc nhà.

Nắm được quy tắc đọc bản vẽ xây dựng đã thành công 30%

Sau khi nhận được hồ sơ thiết kế, mặc dù đã hiểu các kí tự cũng như cấu trúc bản vẽ nhưng vẫn có không ít gia chủ băn khoăn về cách đọc bản vẽ thiết kế nhà sao cho chính xác, hợp lý nhất, để tránh những sai xót trong quá trình thi công và xây dựng. Theo đó, các đọc bản vẽ thiết kế nhà ở như sau:

– Thứ nhất, cách đọc bản vẽ thiết kế nhà lần lượt và dễ hiểu nhất là bản vẽ mặt bằng tổng thể. Hẳng hạn như, nếu là biệt thự nhiều tầng thì bạn đọc mặt bằng tầng 1 đến tầng 2… Xem xét những phòng chức năng bên trong từ phòng khách, phòng ngủ, phòng thờ, khu vực hành lang….

– Thứ hai, đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để hình dung ngôi nhà dễ dàng hơn.

– Thứ ba, đọc bản vẽ mặt đứng để có thể tưởng tượng được hình dáng và kiến trúc của bên ngoài công trình.

– Thứ tư, đọc bản vẽ tại không gian của mỗi tầng.

– Thứ năm, cũng là bước cuối cùng trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà chính là kết cấu. Tại phần kết cấu này, bạn nên chú ý đến những thông số kĩ thuật như dầm, sàn, móng, cột, cầu thang, hệ thống bậc cửa…

Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng

Bản vẽ mặt bằng thiết kế nhà được hiểu là bản vẽ thiết kế mô tả về hình dáng bên ngoài, lẫn bố cục bên trong giúp thể hiện được những tính toán, khả năng chịu lực từ những bộ phận của ngôi nhà từ móng nhà cho đến mái nhà, nền nhà, cầu thang… Căn cứ vào đó, người ta có thể xây dựng được một căn nhà đúng như ý muốn.

Thông thường bạn phải là người học hoặc làm việc liên quan đến lĩnh vực thiết kế kiến trúc mới có thể đọc được bản vẽ, song với những chuỗi bài viết chia sẻ kinh nghiệm xây nhà sẽ giúp bạn đọc được những thông số cơ bản nắm bắt được ý chính trong bản vẽ mặt bằng. Cách đọc bản vẽ thiết kế nhà có nghĩa là bạn cần phải lưu ý đến những yếu tố như mặt bằng của các tầng, tầng đứng, hình cắt của ngôi nhà. Bên cạnh đó, để giúp tăng tính thẩm mỹ và trực quan, kiến trúc sẽ vẽ phối cảnh xung quanh của ngôi nhà trên bản vẽ thiết kế đó để chủ nhà dễ dàng hình dung được ngôi nhà trong tương lai của mình.

Kí hiệu vật liệu trong bản vẽ xây dựng

Để hiểu được và được các bản vẽ xây dựng khi các đơn vị, công ty kiến trúc bàn giao cho bạn để từ đó bạn có thể giám sát, kiểm tra chất lượng của từng hạng mục thi công. Những kí hiểu đơn giản dễ hiểu có trong mọi bản vẽ xây dựng, nắm bắt được các kí hiệu này bạn gần như đã được được 30% bản vẽ.

*

Kí hiệu nội thất trong bản vẽ mặt bằng

Đầu tiên, muốn đọc và hiểu thật nhanh thì bạn cần phải hiểu được những ký hiệu, ký tự có trong bản vẽ. Khi đã nhớ được những kí tự này thì việc đọc bản vẽ nhà của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết:

*

*

*

*

*

 

Vậy thì khóa học vẽ autocad cơ bản chính là dành cho bạn!

Quy định về khung bản vẽ thiết kế nhà

Khung bản vẽ thiết kế nhà là một hình chữ nhật, được dùng bằng giấy để vẽ với những nét liền nét đậm, cách mép của tờ giấy sau khi xén khoảng 10mm ( đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm ( đối với những khổ giấy A2, A3,A4). Thông thường, nội dung của bản vẽ thiết kế nhà sẽ được bố trí thành một tổng hợp, nằm ở góc bên phải của trang giấy nằm ngay, chứa đựng những thông tin sau:

*

 

Quy định về nét vẽ trong bản vẽ xây dựng

Nét vẽ có ảnh hưởng khá quan trọng đối với việc đọc bản vẽ thiết kế nhà bởi có khá nhiều nét vẽ trùng nhau nên thường ưu tiên theo thứ tự như sau:

*

 

– Nét liền đậm ( nét thấy rõ)

– Nét đứt ( là những cạnh khuất, đường bao khuất)

– Nét chấm gạch mảnh ( giới hạn mặt phẳng cắt với 2 nét đậm tại 2 đầu)

– Nét chấm gạch mảnh ( trục đối xứng, đường tâm)

– Nét liền mảnh ( đường kích thước)…

Các bản vẽ kiến trúc

Quy định về kích thước trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

Để có cách đọc bản vẽ thiết kế nhà theo đúng chuẩn, Tư vấn Nhà đẹp xin chia sẻ đến quý vị và các bạn những cách ghi kích thước trên bản vẽ sau đây:

*

Quy định về kích thước trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở

– Kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn

– Đơn vị đo kích thước dài là mm

– Đơn vị đo kích thước chiều cao là m, không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.

– Đơn vị đo thích góc tính theo độ, phút, giây…

Trong cách đọc bản vẽ thiết kế nhà ở thì một kích thước nói chung sẽ có 3 thành phần chính là đường kích thước, đường dóng và con số kích thước. Với các kiến trúc sư, ngay sau khi biểu diễn tại một kích thước trên bản vẽ sẽ thực hiện theo thứ tự từ vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước đến con số kích thước.

Tham khảo: khóa học chứng chỉ hành nghề đấu thầu

Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở

Chúng ta cùng đến với phần quan trọng nhất đó chính là hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng sao cho nhanh và chính xác nhất. Từ những kiến thức được giới thiệu ở trên sẽ trở thành nền tảng để trong từng bản vẽ bạn có thể hiểu được ký hiệu từ đơn giản đến phức tạp và hình dung một cách khái quát và tổng quan nhất.

Cách đọc bản vẽ mặt bằng 

*

Bản vẽ 2D mặt bằng nhà 2 tầng

Đây là mặt bằng bố trí nội thất mà chúng tôi muốn gửi tới các bạn cùng tham khảo. Nhìn vào bản vẽ kia các bạn có thể nhận thấy phần tường xây bằng gạch theo kí hiệu như phía trên, phần lưới cột là cột màu đen có kích thước 220x220m. Nếu nhìn vào trong bản vẽ này các bạn mà hiểu được phần kích thước. Trong bản vẽ cũng có ghi rõ các kí hiệu các phòng, kích thước của từng phòng, diện tích từng phòng. Mỗi phòng chúng ta đều có thể thấy khá rõ được vị trí đặt giường ngủ, tủ quần áo, hướng cửa mở, vị trí cửa mở. Tương tự cho các phòng khác thì mỗi phòng đều có kích thước và vị trí của các đồ đạc khá rõ ràng. Tất nhiên đây là bản vẽ 2D thì không thể so sánh với bản vẽ 3D được.

Xem thêm: 1# Bản Đồ Tây Bắc Tây Ban Nha Khổ Lớn Phóng To Năm 2020, Bản Đồ Tây Ban Nha Khổ Lớn Phóng To

*

Bản vẽ nội thất 3D

Cách đọc bản vẽ các hình chiếu đứng của bản vẽ nhà ở

*

Thông thường một căn nhà chúng ta sẽ có 4 mặt đứng và 2 mặt cắt. Số lượng mặt cắt sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của căn nhà với mục đích thể hiện thật rõ được cấu tạo của nhà. Như tôi đã nói mặt đứng của một căn nhà đó chính là mặt đứng của tổ hợp các vật thể có trong căn nhà đó. Và mặt đứng này thể hiện cũng rất rõ rằng, vị trí của cửa đi, cửa sổ, chiều cao của mái, kích thước mái, chiều cao của các phần trang trí, cách trang trí như thế nào đều được chú thích rất rõ ràng trong các mặt đứng này.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng

*

Đây là phần bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng, các bạn có thể nhìn thấy được ở dưới cùng là kí hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất là bê tông gạch vỡ mác 100. Trên nữa sẽ là tường ngăn các phòng, cầu thang và sàn tầng 1. Chúng ta chỉ cần quan tâm tới chiều cao của sàn tầng 1 và sàn tầng 2 cũng như chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc là đủ rồi. Trong bản vẽ cũng thể hiện khá chi tiết các chi tiết đó, ngoài ra các chi tiết nhỏ hơn sẽ được trích và ghi chú trong bản vẽ khác.

Đây là những bản vẽ cơ bản của một mẫu nhà ở để các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn thấy khó thì chúng ta hãy thư thái mà tìm hiểu hoặc các bạn cứ coi như đó là một câu truyện của các kiến trúc sư. Chỉ có điều câu truyện này được các kiến trúc sư thể hiện bằng các nét vẽ khô khan mà thôi. Thông thường cách thể hiện bản vẽ là sẽ đi từ tổng thể cho tới chi tiết. Tức là bao giờ cũng có mặt bằng định vị vị trí của các đồ đạc, sau đó sẽ đi vào chi tiết của các đồ khác.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

*

Mặt cát móng băng

Đây là chi tiết của phần móng, các bạn có thể thấy được trong bản vẽ này thể hiện 5 chi tiết, 5 mặt cắt của các loại móng như sau:

Mặt cắt móng băngChi tiết cổ móngMặt cắt tường móngMặt cắt dầm chân thangChi tiết móng đơn

Các bạn nhìn bản vẽ mặt cắt móng băng sẽ nhìn thấy cao độ của móng là 600 trong đó 250mm là thân móng và 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm. Được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới cùng sẽ là lớp thép phi 12 đan cách nhau là 200 mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người thường lót bằng gạch để đổ bê tông. Như vậy thôi phần bản vẽ mặt cắt móng chúng ta chỉ cần quan tâm tới các thông số đó là được.

*

*

Phân biệt các loại móng nhà

Cách đọc bản vẽ chi tiết cổ móng

*

Phần cổ móng này thường có trong móng băng nên sẽ hay được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè. Cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách của mỗi đai là 150mm

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

*

Mặt cắt tường móng này thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc) và xây tường 220 cao tới cốt không sẽ đổ giằng bê tông chống thấm. Và thông thường xây dưới cốt không chúng ta nên xây gạch đặc để chống thấm tốt hơn. Giằng cốt không ngoài tác dụng chống thấm ra thì không còn tác dụng gì khác nhé các bạn cho nên các bạn đừng lãng phí nhiều tiền vào phần đó làm gì.

Kinh nghiệm thi công móng đơn

Kết cấu móng nhà 3 tầng

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang:

*

Cách đọc bản vẽ chi tiết móng đơn

*

Đây là phần đế của thang sau khi bạn làm móng xong thì chúng ta bắt đầu làm thang nhé. Phần này thể hiện có lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và có dầm liên kết với thang bằng 4 thanh sắt phi 16, 2 trên 2 dưới và đai sắt bằng sắt 6 cách nhau 15cm. Chiều dài và số lượng của dầm chân thang được thể hiện và ghi rất rõ ràng trong bản vẽ

Bản vẽ thiết kế kiến trúc là bản vẽ biểu diễn hình dạng, cơ cấu của một khu vực, một quần thể các công trình hoặc của một công trình cụ thể. Bản vẽ thiết kế kiến trúc cho người xem một hình ảnh gần như thật sau này nếu có được xây dựng. Bản vẽ mặt bằng thể hiện được ý đồ, cách bố trí công năng, nội thất của gia chủ. Thông quan đó Kiến Trúc Sư tối ưu không gian sử dụng dựa trên 3 yếu tố : tính thẩm mỹ, tiện dụng và hợp phong thủy.

– Bản vẽ mặt bằng tại các tầng( viết tắt là MB) : Phần mặt bằng của 1 tầng sẽ được thiết kế trên một mặt phảng, sử dụng bố trí những vật dụng nội thất, phòng ốc cũng như lối đi lại trong phạm vi 1 tầng của ngôi nhà.

Ngôi nhà đẹp được hoàn thiện dưới sự kiểm tra giám sát nghiêm ngặt từ phía đội ngũ Kiến Trúc Sư phụ trách công trình hoặc do chính gia chủ. Công việc được tiến hành thuận lợi khi bạn đã có bản vẽ thiết kế trong tay. Công ty thiết kế nhà chuyên nghiệp sẽ giúp bạn có được bộ hồ sơ nhà hoàn chỉnh với đầy đủ bản vẽ để tiến hành thi công hoàn thiện ngôi nhà.

Một số lưu ý khi đọc bản vẽ thiết kế nhà

– Bản vẽ các mặt đứng( viết tắt là MĐ): Mặt đứng được hiểu là hình chiếu thẳng góc, giúp thể hiện được hình dáng bên ngoài của các công trình cũng như hình ảnh, bố trí tổng thể của ngôi nhà teho góc độ thẳng tại từng mặt với nhiều hướng tổng quan bao gồm: ban công, cửa đi, cửa sổ, đường nét, tính cân đối, mỹ thuật trong từng kích thước chung-riêng của các công trình nhà. Phụ thuộc vào công trình đó thiết kế phức tạp hay đơn giản, kiến trúc sư sẽ thể hiện được số lượng về bản vẽ mặt đứng như thế nào để giúp chủ đầu tư dễ hình dung.

– Bản vẽ mặt cắt ( viết tắt là MC): Là mặt phẳng quy ước ban đầu tính từ trên xuống, cắt ngang qua ngôi nhà ( góc vuông thẳng đứng so với mặt đất). Phần mặt cắt này sẽ thể hiện được chiều cao tầng, chiều cao nhà hoặc những kích thước như lỗ cửa, tường, độ cao dầm hay độ dày sàn, cấu tạo sàn mái, vì kèo, cầu thang cùng những chi tiết kiến trúc bên trong của mỗi phòng.

– Bản vẽ phối cảnh: Đó là bản vẽ hình chiếu 3D để giúp cho các gia chủ dễ dàng hình dung được hình ảnh của công trình nhà mình theo đúng như cách nhìn trên thực tế, không phải như ngôn ngữ kĩ thuật. Bản vẽ phối cảnh cũng giúp cho các chủ công trình dễ dàng định hướng theo hướng trực quan sinh động, ứng với các màu sắc của thực tế.

Xem thêm: Hợp Đồng Môi Giới Bán Nhà Đất, Mẫu Hợp Đồng Môi Giới Mua Bán Bất Động Sản

Bên cạnh đó, nếu muốn cách đọc bản vẽ thiết kế đơn giản nhất, quý vị nên xem tại phần thông tin trên bảng thống kê về các thông tin: hình dạng, thứ tự, tên cấu kiện, đường kính, kích thước, tổng khối lượng và chiều dài… Có thể tham khảo trong bảng dưới đây:

Trên đây là một số các chia sẻ của chúng tôi về cách đọc bản vẽ thiết kế nhà dễ hiểu và đơn giản nhất. Đây chính là những thông tin quan trọng khi thi công công trình bất kì nào đó, cách đọc bản vẽ thiết kế giúp bạn tránh được những sự cố không đáng có. Liên hệ hotline 0988706711 để được tư vấn miễn phí và nhận báo giá thiết kế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *