xaydungnhanghean.com – Hợp đồng mua bán nhà đất (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất) là loại hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán nhằm xác định giá trị pháp lý trong mỗi giao dịch nhà đất.

Đang xem: Tải Mẫu Mua Bán Nhà Đất Đai

Theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà đất và quyền sở hữu nhà đất cho bên mua, còn bên mua cũng có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Vậy hợp đồng mua bán nhà đất gồm những gì?

1. Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất gồm những gì?

Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất bao gồm những thông tin sau:

*

– Số hiệu hợp đồng <01> do Công chứng viên tại phòng Công chứng nhà nước ghi khi lưu giữ bản hợp đồng.

– <02> là thời gian được ghi tại thời điểm giao kết và công chứng hợp đồng, địa điểm ghi theo địa chỉ tại phòng Công chứng nhà nước.

Bên chuyển nhượng (bên bán):

– Nhà đất sở hữu riêng<03>: Ghi thông tin của người đứng tên sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp trước khi chuyển nhượng bao gồm những thông tin từ mục <04> đến <08> và địa chỉ tài sản chuyển nhượng ở ô <09>.

– Nhà đất sở hữu chung: Ghi thêm thông tin của người đồng sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp trước khi chuyển nhượng tại các mục <10>,<11> và địa chỉ tài sản đồng sở hữu ở ô <12>.

– Tại mục <13> là những giấy tờ về quyền sử dụng, giấy phép xây dựng,…của tài sản chuyển nhượng mà bên A sẽ giao cho bên B khi giao kết hợp đồng.

*

Bên nhận chuyển nhượng (bên mua):

– Ghi thông tin người nhận chuyển nhượng tài sản tại ô <14> theo Sổ hộ khẩu đã cấp tại nơi cư trú gồm họ tên, năm sinh, CMND/căn cước công dân, nơi đăng kí hộ khẩu, địa chỉ hiện tại và số điện thoại.

– Nếu là tài sản đồng sở hữu, ghi thêm thông tin người đồng sở hữu nhận chuyển nhượng tài sản tại ô <15> bao gồm những thông tin như mục <14>.

*

Điều 1. Thông tin về tài sản chuyển nhượng

– Những thông tin về tài sản gắn liền với đất được kê khai ở mục <17> theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp cho bên chuyển nhượng.

Điều 2. Thông tin về giá và phương thức thanh toán tài sản chuyển nhượng

– Giá hợp đồng (giá chuyển nhượng tài sản) được ghi tại ô <18> bằng số và bằng chữ theo đơn vị tiền tệ đồng Việt Nam, đã được thỏa thuận giữa hai bên.

– Phương thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản hay hiện kim được ghi vào ô <19> theo thỏa thuận giữa hai bên.

*

Điều 3 đến Điều 5. Thông tin về phí, lệ phí phải nộp

– <20> Thời gian bên bán chuyển giao tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên mua

– <21> Quy định nộp phí, lệ phí được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, xem tại đây

Điều 6 đến Điều 9. Những thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.

Xem thêm: Nghị Định Hướng Dẫn Luật Xây Dựng 2014, Nghị Định 113/2020/Nđ

*

Điều 10. Thông tin về điều khoản chung của Hợp đồng mua bán nhà đất

-Hiệu lực của hợp đồng được ghi vào mục <22> sau khi bên B thanh toán số tiền còn lại cho bên A, bên A bàn giao tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên B dưới sự chứng kiến của Công chứng viên tại phòng Công chứng nhà nước.

–<23> Hợp đồng được chia làm 3 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

Phần dành cho công chứng viên

2. Những lưu ý trước khi ký Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất

2.1. Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mua bán nhà đất

– Người đủ từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, hoặc người từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi bắt buộc phải có người đại diện theo pháp luật mới được coi là hợp pháp.

– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi chỉ được thực hiện hợp đồng mua bán nhà đất trong phạm vi tài sản riêng của người này.

– Pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tham gia vào hợp đồng mua bán nhà đất thông qua người đại diện của họ (theo pháp luật hoặc theo ủy quyền).

* Lưu ý: Nếu bên bán có nhiều người cùng sở hữu thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của tất cả chủ sở hữu, nếu trong giấy tờ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng thì phải kiểm tra xem có phải tài sản riêng của vợ hoặc chồng không.

2.2. Kiểm tra kỹ nội dung các điều khoản trong hợp đồng mua bán nhà đất

– Tên gọi của hợp đồng thường gắn liền với tên gọi tài sản;

Ví dụ: Đặt cọc mua nhà đất thì tên gọi hợp đồng là Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất

– Nếu đối tượng tham gia hợp đồng mua bán nhà đất (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất) là cá nhân thì phải kê khai đầy đủ các thông tin theo Sổ hộ khẩu đã cấp cho cá nhân đó, nếu là đại diện doanh nghiệp thì phải kê thai đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó;

– Trường hợp người ủy quyền mua bán nhà đất phải chứng minh được tính hợp pháp của cá nhân đó, người làm chứng cũng phải kê khai thông tin đầy đủ như người bán và người mua;

– Tiền đặt cọc do hai bên tự thỏa thuận, nếu đặt cọc trước một phần cho bên bán thì phải được thể hiện trong hợp đồng đặt cọc ký ngày…. Số tiền này được chuyển thành tiền mua nhà đất, được khấu trừ vào đợt thanh toán đầu tiên.

– Kiểm tra thời gian và phương thức thanh toán: nếu bên mua không thanh toán đúng hạn cho bên bán thì phải trả thêm tiền lãi phát sinh cho số ngày thanh toán chậm (mức lãi suất do Ngân hàng công bố tại thời điểm thanh toán).

– Quyền và nghĩa vụ của hai bên cần được chi tiết hóa trong các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt.

– Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản chung, trường hợp tranh chấp phát sinh liên quan đến hợp đồng mua bán nhà đất phải được giải quyết dựa trên sự hợp tác cùng có lợi hoặc giải quyết tại tòa án. Trường hợp này, bên thua kiện sẽ chịu tất cả các chi phí liên quan, kể cả chi phía thuê luật sư của bên thắng kiện.

– Kiểm tra hiện trạng, nguồn gốc tài sản: đối với mua bán nhà, tài sản phải đang tồn tại hoặc đang xây dựng; trường hợp nhà ở hình thành trong tương lai thì phải đảm bảo tính pháp lý của các loại hình giao dịch này. Đồng thời, kiểm tra nguồn gốc tài sản đang thuộc sở hữu của ai, quá trình chuyển dịch quyền sở hữu như thế nào, nhà ở đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu chưa để tránh phát sinh tranh chấp sau này.

Xem thêm: 6 Cách Tìm Đối Tác Hợp Tác Kinh Doanh Không Cần Vốn, Tìm Đối Tác Kinh Doanh Tại Hà Nội

Ngoài ra, cần lưu ý nhà ở có đang bị kê biên hoặc thế chấp hay không; nguồn gốc thừa kế cần tìm hiểu có đúng nhà ở thuộc sở hữu của người đã khuất; nguồn gốc được tặng cho hoặc hưởng thừa kế di chúc cần kiểm tra người được tặng cho, hưởng thừa kế di chúc có bị ràng buộc bởi điều kiện gì không.

– Kiểm tra các điều khoản liên quan đến giá trị chuyển nhượng tài sản xem đã cố định hay chưa;

– Nếu tài sản nằm trong dự án, kiểm tra chắc chắn tiến độ thi công, tiện ích và cơ sở hạ tầng nhận được khi bàn giao;

Cuối cùng là đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *