Việc nắm rõ những đặc trưng của nhà nước và các chức năng cơ bản của nó sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về bản chất của nhà nước.

Đang xem: Nhà nước có mấy đặc trưng cơ bản

1.2. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

1. Đặc trưng của nhà nước

Bất kỳ nhà nước nào cũng có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:

1.1. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.

Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc thời nguyên thủy được hình thành trên cơ sở những quan hệ huyết thống, nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú. Quyền lực nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trong lãnh thổ không phân biệt huyết thống.

Đặc trưng nêu trên làm xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng đối với nhà nước. Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.

1.2. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

Khác với các cơ quan điều hành công việc chung trong thị tộc, bộ lạc, nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp. Bộ máy đó bao gồm các đội vũ trang đặc biệt như quân đội, cảnh sát, nhà tù…; và các cơ quan quản lý hành chính.

Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng bức của pháp luật và dùng các thiết chế bạo lực để pháp luật của mình được thực thi trong thực tế.

1.3. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

Nhà nước không thể tồn tại nếu không dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác. Đó là những chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị.

Hệ thống thuế khóa, cống nạp như vậy hoàn toàn không có trong hình thức xã hội thị tộc, bộ lạc. Nó chỉ tồn tại gắn liền với hình thái tổ chức nhà nước. Bằng các hình thức khác nhau như vậy, nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức.

*
*

Nhà nước nào cũng có một vùng lãnh thổ nhất định, bộ máy quyền lực hành chính và hệ thống thuế khóa. Ảnh: Internet.

2. Chức năng cơ bản của nhà nước

Tùy theo góc độ khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau.

Dưới góc độ tính chất của quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

Xem thêm: Tổng Hợp Mẫu Bản Vẽ Cad Nhà Cấp 4 Đẹp Part 4 Có 2, Tổng Hợp Mẫu Bản Vẽ Cad Nhà Cấp 4 Đẹp Part 4

Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và đối ngoại.

2.1. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

– Chức năng thống trị chính trị của giai cấp – chức năng giai cấp – là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó đối với toàn xã hội. Chức năng giai cấp của nhà nước bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước và tạo thành bản chất chủ yếu của nó.

– Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

Trong hai chức năng trên, chức năng thống trị chính trị của giai cấp là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.

Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình. Song, chức năng giai cấp chỉ có thể được thực hiện thông qua chức năng xã hội. Ph. Ăng-ghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội của nó”.

2.2. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.

– Chức năng đối nội của nhà nước nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có trong xã hội theo những lợi ích của giai cấp thống trị. Thông thường điều đó phải được pháp luật hóa và được thực hiện nhờ sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước.

Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng nhiều phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục… để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị, làm cho chúng trở thành chính thống trong xã hội.

– Chức năng đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị cũng như lợi ích quốc gia, khi lợi ích quốc gia không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị.

Ngày nay, trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, việc mở rộng chức năng đối ngoại của nhà nước có tầm quan trọng đặc biệt.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Xem Ai Vào Facebook Của Mình Nhiều Nhất 2021 )

Cả hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị. Chúng là hai mặt của một thể thống nhất. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại tính chất, nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội.

xaydungnhanghean.com

Bài liên quan:

Xin mời các bạn để lại một vài comment về bài viết “Đặc trưng của nhà nước…” để Ban biên tập bọn mình có thêm định hướng nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *