Tác phẩm Chủ nghĩa tư do truyền thống do NXB Tri thức ấn hành đượcViện Nghiên cứu phát triển giáo dục (IRED) và Quỹ Phan Châu Trinhtrao giải sách hay năm 2015
âylà một tác phẩm không còn xa lạ gì với giới nghiên cứu kinh tế, nó được xuấtbản lần đầu tiên tại Việt Nam thông qua NXB Tri Thức với bản dịch của PhạmNguyên Trường; nó thành công ngay tức thì và còn mang lại giải thưởng dịchthuật cho người chuyển ngữ. Những ở một quốc gia toàn trị và khuynh tả đến cựctả, tác phẩm này của Mises là một mầm mống hiểm họa cho chế độ; họ cấm tái bảntác phẩm này. Đó là lý do chính mà NXB VÔ DANH thấy cần thiết phải tái bản lạinó.

Đang xem: Sách Của Nhà Xuất Bản Vô Danh

Dịch giả Phạm Nguyên Trường đồng ý và ông đã hiệuchỉnh lại tác phẩm cho sát với nguyên bản, loại bỏ những hiệu chỉnh của NXB TriThức nhằm cấp giấy phép cho nó dễ hơn, như “cộng sản” bị sửa thành “toàn trị”.Hiển nhiên việc chỉnh sửa trước đó không ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm lẫn tưtưởng của nó, nó chỉ không nguyên vẹn với ý nguyện của dịch giả lẫn tác giả.Nay, NXB VÔ DANH xin gửi đến độc giả bản hoàn thiện từ dịch giả Phạm NguyênTrường. Ngoài ra, để kỷ niệm 90 năm (1927) ngày ra đời tác phẩm này, chúng tôicó làm 100 bản đặc biệt bìa cứng kèm nguyên bản Đức ngữ và chuyển dịch Anh ngữcho độc giả nào cần nghiên cứu, tất cả những bản đặc biệt đều được đánh số vàkèm chữ ký dịch gỉa.
Tác phẩm Liberalismus, hay Chủ nghĩa Tự do thuần cổđiển hay cụm từ quen thuộc Chủ nghĩa Tự do cổ điển; được dịch giảPhạm Nguyên Trường chọn dịch là Chủ nghĩa Tự do truyền thống; nó là mộttác phẩm nỗ lực phục hồi lại những giá trị cốt lõi về sự thịnh vượng quốc giacó từ Adam Smith, khi chủ nghĩa tân cổ điển đang bao trùm thế giới trước Thếchiến thứ nhứt mà đứng đầu là John Maynard Keynes, cha đẻ của trường phái kinhtế mang tên mình, Kinh tế học Keynes. Ảnh hưởng của phái tân cổ điển lan rộng ởcác nước tư bản như cách thức mà chủ nghĩa Cộng sản lan ra khắp thế giới, dùmang tính khuynh hữu đối lập với cực tả của chủ nghĩa Cộng sản, thì phái tân cổđiển này có cùng quan điểm với thuyết Cộng sản về vai trò của chính phủ trongviệc điều hành kinh tế. Dù Keynes không tin rằng chính phủ nắm quyền điều hànhkinh tế một cách tập trung như cộng sản sẽ mang lại lợi ích cho sự thịnh vượngcủa quốc gia, nhưng Keynes tin rằng sự điều phối của chính phủ vào những thờiđiểm suy trầm kinh tế sẽ giúp kinh tế thoát ra khỏi bờ vực khủng hoảng, thôngqua hai mệnh đề căn bản: Một, kinh tế tư nhân không đủ giải quyết mọi việc làmcho người dân; và hai, vì vậy chính phủ cần chi tiền ra để bù đắp vào việcthiếu hụt việc làm. Hai mệnh đề đó đã là liều thuốc chữa bệnh của nhiều quốcgia trong cơn khủng hoảng kinh tế 2008 vừa rồi; Obama không phải là vị tổngthống Mỹ duy nhất là học trò của Keynes, nhưng ông ta mạnh tay chi tiền để cứunguy kinh tế nhiều gấp nhiều lần những học trò Keynes làm tổng thống trước đó,kết quả kinh tế có hồi phục, nhưng không phải từ liệu pháp Keynes mà từ sứcsáng tạo của người dân Mỹ; kết quả, nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi suy trầm và cónguy cơ tái lập cơn khủng hoảng. Điều đó không riêng nước Mỹ mà cả Âu châu,Nhật, Nam Hàn đều gặp vấn đề tương tự; điều này đã khiến phe cực hữu trỗi dậyvà thắng thế trong những kỳ tranh cử gần đây; ở Mỹ là Trump lên làm tổng thốngtrong sự ngạc nhiên của toàn thế giới; Anh quốc đón chào một thủ tướng khuynhhữu Theresa May sau Margaret Thatcher; ở Pháp lúc này, cuộc chạy đua vào ghếtổng thống thì Le Pen khuynh hữu đang cân sức với En Macron trung dung; ĐàiLoan là bà Thái Anh Văn và trước đó, Hàn Quốc là bà Phác Cận Huệ (ParkGeun-hye) trước khi bị bãi nhiệm.
Cuộc hồi sinh lại chủ nghĩa tự do cổ điển lúc nàykhông khác gì thập niên 30 thế kỷ trước, khi chủ nghĩa bảo hộ và phe tân cổđiển đang chiếm trọn vũ đài chính trị. Đó là lúc Mises cùng học trò của mình,Hayek, nỗ lực phục hồi lại giá trị của tự do cổ điển.
Chúng ta cần hiểu lý do vì sao chủ nghĩa tân cổ điểntrong kinh tế dễ được chấp nhận trong tư duy lãnh đạo và cả người dân; vì hệquả lịch sử. Lãnh đạo nào cũng muốn quyền lực mình bao trùm ở mọi địa hạt đờisống người dân, một thứ tâm lý tạo nên ý niệm quyền lực; ở người dân, là tâm lýmuốn được chở che và bao cấp có từ thời đại phong kiến. Tư duy đó vẫn còn giữnếu như không xuất hiện khủng hoảng kinh tế nhằm chứng minh rằng, điều đó sẽdẫn đến khủng hoảng.
Trước thời điểm Đại khủng hoảng (The Great Depression)năm 1930, thì trước đó dấu hiệu của nó đã được Mises khảo sát và nghiên cứu cẩnthận, nó nằm hết trong tác phẩm quan trọng này, Liberalismus. Và Misesđã đúng, khi những dự báo về việc tiếm quyền của nhà nước trong việc chi phối kinhtế sẽ làm cho kinh tế khủng hoảng, đời sống đạo đức con người bị băng hoại. Tácphẩm này đã không được lắng nghe vào năm 1927, cho đến ngày thứ ba 29 tháng 10năm 1929, phố Wall đón nhận cơn sụp đổ chứng khoán, một ngày sau đó lan ra toànnước Mỹ, một tuần sau đó là cả Âu châu và tiếp đến là toàn thế giới; cuộc Đạikhủng hoảng này kéo dài 10 năm, lý do tạo nên cuộc khủng hoảng chưa hẳn vìthuyết Tân cổ điển trong kinh tế, mà lý do chính nằm ở thuyết Tập trung kinh tếcủa Cộng sản đã nhen nhóm trong nhiều quốc gia.
Ngày thứ ba đen tối, theo cách mà giới sử gia gọi chongày 29 tháng 10 năm 1929, đúng 11 năm sau kết thúc Thế chiến lần thứ nhứt.Nước Mỹ cũng như Tây Âu đã hoàn tất cuộc tái thiết sau chiến tranh, dù nước Mỹkhông ảnh hưởng gì nhiều cho cuộc thế chiến này và cả thế chiến sau đó, nhưngđó là cuộc chiến mang lại vị thế bá chủ toàn cầu trên nhiều phương diện mà chođến giờ vị thế đó gần như không đổi, cường quốc số một thế giới. Nước Mỹ vừakhôn ngoan vừa lười biếng, nên chỉ tham gia cuộc thế chiến này một năm trướckhi nó kết thúc, dù chỉ một năm nhưng đã có 4.734.991 người Mỹ tham gia vàocuộc chiến và 116.708 người trong số đó đã chết<1>;con số thương vong đó đủ để gây ấn tượng về một ký ức bi kịch của quốc gia nontrẻ, nhưng đổi lại ký ức đó, kinh tế Mỹ vốn trì trệ trong những năm 1914-1917,thật ra nó đang bắt đầu chu trình của suy thoái kinh tế<2>với tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng 7,9% thì nay nó chỉ còn 1,4%<3>,những hãng xưởng vốn sản xuất hàng hoá bán cho Âu châu trước chiến tranh chịusự trì trệ vì người Âu châu lúc này đang đắm mình trong cuộc chiến đã chuyểnthành nhà máy sản xuất quân dụng và vũ khí bán cho họ, cuộc đầu tư cho chiếntranh này đã mang lại lợi nhuận tốt, nước Mỹ chi tiêu trực tiếp trong cuộcchiến 39 tỷ Mỹ kim nhưng sau đó có lời 16 tỷ<4>;từ quốc gia nợ nần trước chiến tranh, nước Mỹ giờ đây trở thành chủ nợ toàn thếgiới với mức đầu tư ra ngoài nước Mỹ tăng lên 9,7 tỉ Mỹ kim còn đầu tư vào Mỹgiảm xuống 3,3 tỷ<5>;thu nhập của chính phủ liên bang từ năm 1916 chỉ 930 triệu Mỹ Kim lên 4,388 tỷnăm 1918<6>và không ngừng tăng ở những năm kế tiếp; một cuộc chiến có lợi về kinh tế lẫnvai trò quốc tế của nước Mỹ. Nhưng hệ quả xấu từ cuộc chiến thời điểm đó nhiềunhà lãnh đạo Mỹ vẫn chưa nhìn thấy, ngoại trừ khía cạnh đạo đức được xã hội cangợi vì Mỹ đã giúp chấm dứt cuộc chiến sau một năm tham chiến, vị tổng thốngđảng Dân Chủ lúc này vẫn ngủ quên trên lịch sử non trẻ của mình. Một quốc giatrở nên giàu có đột ngột nó chắc chắn phải đón nhận những vấn đề mà nó chưatừng gặp, nước Mỹ không nằm ngoài quy luật đó, nhất là khi nước Mỹ không chỉgiàu có hơn sau chiến tranh mà còn có vai trò thống lãnh thế giới như một địnhmệnh từ lịch sử mà cho đến nay nước Mỹ chưa chịu từ chối vai trò này, một vaitrò khiến nước Mỹ vừa cần thiết vừa đáng ghét với thế giới, vai trò sen đầmquốc tế.

*

Có ba hệ quả chính từ cuộc chiến: Một, chế độ kim bảnvị sau chiến tranh; hai, chế độ can thiệp của nhà nước vào xã hội hay còn gọilà chủ nghĩa bảo hộ, đại diện là tu chính án hiến pháp số 18 (năm 1917) cấmngười dân sử dụng chất có cồn<7>;và ba, tư duy bảo hộ được ủng bởi giới tư doanh dẫn đến hình thành đạo luậtSmoot-Hawley (Smoot–Hawley Tariff Act).
Đành rằng có nhiều lý do và cách thức lý giải nguyênnhân dẫn đến cuộc Đại khủng hoảng năm 1930, nhưng giới sử gia lẫn giới kinh tếđều thống nhất quan điểm đi từ hệ quả Thế chiến thứ nhất. Khi một quốc gia trởnên giàu có thì người ta nghĩ đến đầu tư để sinh lợi hơn là tạo việc làm, nguồntư bản từ nước Mỹ chảy ra khỏi quốc gia dẫn đến số việc làm được tạo ra ở nơikhác; trong khi áp lực trả nợ của những nước phương Tây trong chiến tranh khiếnhọ phải thắt hầu bao chi tiêu cho những món hàng vẫn phải mua từ Mỹ, việc sụtgiảm nhu cầu từ Châu Âu khiến nhiều doanh nghiệp tại Mỹ điêu đứng và trên bờvực phá sản; giới tư doanh và tài phiệt thực hiện những cuộc áp-phe chính trịnhằm tác động lên chính quyền để hình thành một tư tưởng bảo hộ sản xuất trongnước, luật người Mỹ dùng đồ Mỹ xuất hiện dưới tên gọi Smoot-Hawlay đánh thuếlên món hàng nhập khẩu từ Âu châu, điều đó không giúp ích gì nhiều, ngoại trừviệc tăng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ, bởi doanh nghiệp Mỹ được bảo hộ bởi luậtSmoot-Hawley khiến hàng hoá không rẻ hơn mà trái lại nó đắt đỏ hơn so với mứcthu nhập của giới bình dân; dấu hiệu suy trầm kinh tế dần hiện ra, chính phủ Mỹtiếp tục sử dụng liệu pháp Keynes để cứu vãn tình hình bằng cách yêu cầu cục Dựtrữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) hạ lãi suất, điều này giữa bối cảnh kinh tế nằmtrong tay đám tài phiệt đã lũng đoạn kinh tế bằng cách đầu tư bừa bãi tạo nênbong bóng đầu cơ ở nhiều lĩnh vực và quả bóng đó chờ nổ; khi lãi suất đảo chiềunhư một định mệnh, kẻ đi vay bây giờ phải chịu áp lực ở một lãi suất cao mà lạilà nông dân trong bối cảnh nông nghiệp vẫn chưa có kỹ nghệ làm gia tăng hiệusuất, nhiều nhà nông phá sản hoặc cầm cố đất đai lan tràn khắp nước Mỹ; kếtquả, cái cần đến đã đến, một hệ thống tài chính mà dòng tiền chuyển đổi trênsàn chứng khoán trong khi dự trữ quốc gia cạn kiệt dần thì đến một ngày nó sụpđổ trên chính hệ thống đã tạo nên nó: sàn chứng khoán; kim bảng vị chỉ là mộtcơ chế khiến cuộc Đại khủng hoảng lan ra toàn thế giới, khi mỗi tờ tiền đạidiện cho một số vàng nhất định trong ngân hàng, sáng kiến của chính phủ Anhtrong thế chiến và sau đó phổ biến ra khắp nơi đã trở thành cơ chế phát tánvirus khủng hoảng nhanh đến mức chóng mặt.
Đầu tiên, nông dân phá sản, đất đai cầm cố mà khôngsinh ra lương thực trong khi nhiều gia đình lâm vào cảnh phá sản. Phải mất hainăm nước Mỹ mới nhận ra mình đang thiếu lương thực trầm trọng, trong khi lươngthực từ Tây Âu phải mất thời gian mới vượt biển Đại Tây Dương trước khi phânphối ra toàn lãnh thổ Hoa Kỳ; năm 1932 nạn đói kinh hoàng nhất lịch sử nước Mỹđã diễn ra. Chỉ trong vòng một năm, bảy triệu người Mỹ đã chết vì đói<8>gấp gần 4 lần người chết trong nạn đói Ất Dậu tại Việt Nam. Tại thành phố đạidiện cho nền thịnh vượng nước Mỹ, New York, đã nhìn thấy người chết và ngườiđói la liệt khắp thành phố; niềm thương cảm không đủ để giúp đỡ họ bởi khi đóchính quyền cũng không đủ tiền để phát súp miễn phí. Mặc cho hàng triệu con lợnđến giờ xuất chuồng, hàng triệu héc-ta lương thực đến giờ thu hoạch buộc phảithiêu huỷ bởi không thể bán rẻ hơn dưới giá thành sản xuất mà người dân lúc đócó thể mua. Nước Mỹ, lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia, nếm trải cảm giác êchề của một sự giàu có trong nghèo nàn, tinh thần tự lực và khai hoang có từthời mở cõi bừng lên trong nước Mỹ, đàn bà cùng đàn ông đứng dậy giữa những xácngười và họ đòi hỏi phải kiến tạo lại quốc gia, chính quyền gạt đi những mặc cảmthời đại và chấp nhận thay đổi như giải pháp cuối cùng để cứu nước. Ở giai kỳmà cảm tính lên ngôi, lòng thương cảm và trắc ẩn quốc gia chiến thắng lý trílạnh lùng, đảng Dân Chủ được lòng người dân và Franklin Delano Roosevelt trởthành tổng thống thứ 32. Đó là một tổng thống tài ba, lèo lái con thuyền quốcgia qua cuộc đại khủng hoảng đến Thế chiến thứ hai; đó là một tổng thống chứngminh lý thuyết Keynes về vai trò của chính phủ vẫn hữu dụng, Keynes lan toả rakhắp địa cầu, được giới tinh hoa sùng bái như một vị thánh và người ta dễ dàngxem Adam Smith đã là quá khứ, những giá trị của tự do cổ điển không quyến rũbằng tự do tân cổ điển; rõ ràng Adam Smith cũng không thuyết phục hơn Keynes từngoại hình, lối nói năng dí dỏm thông minh, đời sống quý tộc và thói lãnh đạmrất đặc trưng của người Anh.
Sau cơn Đại khủng hoảng, kinh tế học Keynes trở thànhmôn học chính thức ở nhiều quốc gia, cho đến giờ vẫn không nhiều thay đổi.Nhưng tại sao lý thuyết kinh tế của Keynes lại thành công trong cuộc đại khủnghoảng?
Từ Chiến tranh thế giới lần thứ nhứt, Mỹ trở thànhcường quốc và sau đó rơi vào đại khủng hoảng mười một năm sau đó; thì cũng Thếchiến thứ nhứt đã đưa một chàng trai kiêu ngạo nhất trường đại học danh giá lâuđời nước Anh, đại học Cambridge, từ một nhà kinh tế học nghiệp dư đến vị trídanh giá trong chính phủ, chàng làm cho Bộ Tài chính. Công việc thư lại chochính phủ không đủ thoả mãn con người sinh ra từ tầng lớp tinh hoa của xã hộiAnh quốc, phụ thân chàng là nhà kinh tế học – nhà logic học – và nhà giáo dụchọc kèm theo chân giáo sư đại học Cambridge; mẫu thân chàng tuy kém chồng ở địahạt tri thức, nhưng bà lại có địa vị cao trong xã hội, Thị trưởng thành phốCambridge. Chàng sinh năm 1883, cùng thời với Virginia Woolf (sinh năm 1882),nhưng cuộc đời của hai con người này sẽ tương phản như cách của một người LuânĐôn sống và một người Cambridge sống. Woolf sống trầm uất đến mức tự tử vì điềuđó, nhưng Keynes lạc quan yêu đời đến mức “ngây thơ về chính trị” và Lenin xếpKeynes vào hạng “tư sản ngây thơ về chính trị nhất”. Woolf sống đời thiếu thốnđến mức nàng than vãn rằng, chỉ cần một ít tiền và căn phòng riêng để sáng tác;nhưng Keynes lại là số ít trong đám kinh tế gia vốn thường đội sổ về tài sản,lại sống đời sống quý tộc, nếu có thua, chắc Keynes chỉ thua mỗi David Ricardovề sự giàu có. Nhưng cả hai con người đó vẫn có vài điểm chung: Họ thông minhvà uyên bác; nếu Woolf là ngôi sao sáng của nữ giới thời kỳ đó thì Keynes khôngchỉ bước chân vào ngôi trường danh tiếng Cambridge, mà chàng còn lọt vào nhómnhững kẻ tinh hoa nhất đại học này, những kẻ tự phụ đến mức xem mình là giỏinhất trong đám giỏi nhất. Điểm sáng cho Woolf là bà sống trọn đời với nghiệpvăn chương, năm 1900 bà cho ra tác phẩm đầu tay của mình, thì Keynes vẫn cònchăm chỉ học và nghiên cứu linh tinh ở nhiều lĩnh vực từ triết học, toán học,tâm lý học và cả nghệ thuật. Keynes chỉ bước chân sang lĩnh vực kinh tế nhờ gợiý của một nhà kinh tế tên tuổi khác thời đó, Marshall. Marshall gợi ý Keynesnên nghiên cứu thêm về kinh tế, chàng làm theo yêu cầu đó và chàng vượt xa khỏiông thầy của mình đến mức trở thành nhà kinh tế học xuất sắc nhất thời đại.Cũng thật ngạc nhiên, khi biết Keynes có điểm số kém nhất là kinh tế học vàtoán học.
Keynes đã làm gì để đưa học thuyết về kinh tế của mìnhảnh hưởng ra toàn cầu? Có lẽ Keynes sẽ chịu ơn cuộc Đại khủng hoảng. Đầu tiên,Keynes cho rằng kinh tế muốn phục hồi thì bọn hủ lậu làm ở Bộ Tài chính Anh lẫnMỹ mất việc, ông cho rằng họ đã say khi uống quá liều thứ rượu cũ của những nhàkinh tế học cổ điển<9>;nghĩa là, Keynes cho rằng, vấn đề tạo nên khủng hoảng nằm ở lý thuyết kinh tếhọc cổ điển. Nên tiếp theo, Keynes tấn công vào học thuyết Kinh tế cổ điển, ôngchia mũi tên mình về hai hướng và bắn vào hai hồng tâm của kinh tế học cổ điển:Một, ông không tin có mối quan hệ tự nhiên giữa tiền tiết kiệm và tiền đầu tư ởngười dân hay doanh nghiệp như lý thuyết cổ điển, mà trái lại, ông tin chúngđộc lập với nhau; hai, ông chế giễu niềm tin về mức lương và giá cả mặt hàng sẽdo thị trường quyết định hoàn toàn<10>.Cuộc đại khủng hoảng đã chứng minh mũi tên thứ nhất đã đúng, mũi tên thứ haithì đến giờ vẫn còn tranh cãi. Nhưng chỉ như vậy đã đủ để lý thuyết kinh tế cổđiển là quá khứ, nhưng cần nói, lý thuyết kinh tế cổ điển này là một tập hợpnhiều lý thuyết riêng biệt trước Marshall như: Adam Smith, Malthus, Ricardo,John Stuart Mill v.v.
Khi chứng minh lý thuyết kinh tế cổ điển không còn phùhợp, Keynes đưa ra giải pháp của mình, và ông cất tiếng như cách mà Hamlet độcthoại nội tâm: Mọi sự trì trệ kinh tế đều do tổng nhu cầu về hàng hoá – dịch vụthấp hơn tổng nhu nhập mỗi cá nhân hay gia đình<11>.Keynes lý giải, nếu hộ gia đình không mua hết nhu cầu mình cần thì doanh nghiệpsẽ sa thải nhân viên và cắt giảm sản lượng. Sự suy giảm kinh tế đến từ sự trìtrệ trong sản xuất đó. Và ông ví những doanh nghiệp như những con tàu tiến rabiển, nó sẽ đắm nếu thiếu đi một ngọn hải đăng dẫn đường. Ai sẽ là ngọn hảiđăng? Ai sẽ ngăn cản việc sụt giảm nhu cầu ở người dân? Ai sẽ hạn chế những contàu đắm ngoài biển như cách mà doanh nghiệp phá sản?
Tôibảo vệ (sự mở rộng của chính phủ)… vừa như là cách thực tế nhất tránh đi việcphá hoại toàn bộ doanh nghiệp kinh tế đang tồn tại và, vừa như là điều kiện đểphát huy những sáng kiến cá nhân…<12>
Giải pháp của ông đã được tận dụng triệt để, nhiều đờichính phủ từ Mỹ đến Châu Âu đều xem quyển Lý thuyết tổng quát (The GeneralTheory) như thánh kinh và ông là vị chúa tể cần lắng nghe. Thập niên 60,ảnh hưởng của Keynes như một hào quang soi sáng toàn thế giới, và người ta càngxem nó đúng đắn khi Ronald Reagan làm tổng thống, sự sụp đổ toàn khối Cộng sảnChâu Âu. Từ đây, lý thuyết kinh tế tập trung của Marx đã hiển nhiên trở thànhmột sai lầm không được phép lặp lại. Lý thuyết của Keynes đã mang lại sự hưngthịnh cho nhiều quốc gia như Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan và Singapore; nhưngđồng thời nó cũng kéo dài sự trì trệ của những nền kinh tế đó. Phần lớn quanđiểm Keynes đều tương đồng với Chủ nghĩa tự do cổ điển và bản thân ông cũng tinvào Chủ nghĩa tự do cổ điển, trừ vấn đề: Vai trò của chính phủ.
Từ sau Keynes, nhiều tông đồ thuộc phái của ông đã trởthành tầng lớp tinh hoa và kỹ trị, góp phần vào việc kiến tạo quốc gia thôngqua chính phủ. Keynes không còn là tên cá nhân mà nó trở thành tên gọi chungchỉ những người theo trường phái này. Và vai trò của tầng lớp kỹ trị quý tộc đóđã bắt đầu chấm dứt ảnh hưởng từ thập niên 90, trước khi nó gây ra khủng hoảnghai mươi năm sau đó. Đó là lúc tượng đài Keynes bị tấn công.
Virginia Woolf mất năm 1941, trước khi nhìn thấy đượccả thế giới văn chương nữ xưng tụng bà, kỹ thuật dòng ý thức phổ biến rộng rãicũng nhờ Woolf, nữ quyền luận trở thành một lý thuyết chứ không dừng ở phongtrào cũng nhờ Woolf; những năm đầu Thế chiến thứ hai, Luân Đôn bị tàn phá,Woolf chết ở Cambridge trong cơn trầm uất ở tuổi đời còn trẻ. Keynes cũng khôngkhác gì, khi ảnh hưởng của ông lan rộng toàn cầu vào thập niên 60, thì ôngkhông có dịp nhìn thấy nó; Keynes chết một năm sau Thế chiến thứ hai (1946);người được xưng tụng là “người cha phồn vinh sau chiến tranh” đã không có dịpnhìn thấy sự phồn vinh khi thế chiến vừa chấm dứt. Trải qua một cuộc thế chiến,người ta nhìn thấy hai tâm hồn vĩ đại của nước Anh ra đi vĩnh viễn.
Dù sao, trước khi chết Keynes cũng nhìn thấy chiếnthắng của mình trước học thuyết Marx. Những dòng cuối cùng trong tác phẩm Lýthuyết tổng quát, ông viết:
Nhữngý tưởng của các nhà kinh tế học và các nhà triết học chính trị, cả hai, dù đúngdù sai, đều có sức mạnh to lớn hơn người ta thường nghĩ. Thực ra, thế giới đượccai trị bởi một vài người khác. Những con người hành động thực tiễn, nhữngngười tin rằng bản thân họ hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ ảnh hưởng tri thức nào,thường lại là nô lệ của một vài nhà kinh tế quá cố.<13>
Điều đó không chính xác lắm, vì thực tế, mô hình xãhội dân chủ hiện đại càng lúc càng có khuynh hướng xa rời tầng lớp kỹ trị, cólối sống nhung lụa và phán đoán bừa về xã hội, bỏ mặc sự lầm than của phần lớncon người bên dưới. Chẳng hạn như công ty tài trợ Quốc tế IFC, một công ty concủa Ngân hàng Thế giới (World Bank), chuyên cung cấp tín dụng đầu tư cho cácnước nghèo ở những quốc gia toàn trị hoặc bán toàn trị, lại là công ty cấu kếtvới đám tư bản thân tộc để đẩy những người dân nghèo ra khỏi mảnh đất lâu đờicủa họ và nhường nó lại cho những dự án mang tiếng là phát triển tư doanh chocác nước nghèo<14>.Điều này tương tự ở nhiều quốc gia, khi tầng lớp kỹ trị tự nhận mình là tinhhoa của xã hội, họp bàn ở những nơi sang trọng, mà không nhận ra những quyếtđịnh của mình sẽ gây lầm than bên dưới. Và ở Mỹ, người dân đã không còn tintưởng vào tầng lớp chính trị gia chuyên nghiệp nữa, sau Bush con, người ta bỏ phiếucho ứng cử viên da màu không nhiều kinh nghiệm chính trị như Obama và sau đó,họ bỏ phiếu cho một nhà kinh doanh đi làm chính trị có lối ăn nói bất nhất vàbỗ bã, Donald Trump. Hơn nữa, nhóm thiểu số cai trị kia là nhóm thiểu số động,nó luôn bị thay thế hơn là cố định bởi vài khuôn mặt mốc như nhiều người vẫnnghĩ.
Và không có ảnh hưởng nào là vĩnh cửu, không có trithức mới nào mà không kế thừa từ tri thức trước đó. Ảnh hưởng lên một cá nhânđôi lúc chưa hẳn là một cá nhân, mà có thể là một tập thể, nhiều ý tưởng cùngmột lúc và thành thật mà nói, con người đôi lúc là sản phẩm của thời đại, hơnlà sản phẩm của một cá nhân nào đó.
Tuy vậy, Keynes đã đúng khi nhận định rằng, ảnh hưởngcủa những kinh tế gia quá cố lên thời đại. Điều đó đặc biệt đúng với Keynes.
Sau Thế chiến thứ hai, một cuộc tấn công về lý thuyếtlên Học thuyết Keynes, mặc cho những phản công mãnh liệt từ học trò của ông lẫntín đồ của ông, nhưng sự phản công đó ngày càng yếu ớt dần bởi thực tế đã chứngminh Keynes sai.
Trong vai trò của chính phủ, theo Keynes, chính là khảnăng chi tiêu của chính phủ sẽ giúp tạo nên việc làm và tăng tổng sản lượngquốc nội (GDP). Như vậy, với Keynes, tiền không có ý nghĩa gì trong việc tăngtrưởng kinh tế hay suy thoái kinh tế. Quan điểm ngây thơ đó được nhắc lại ởViệt Nam, thông qua một nhà chính trị không biết gì về kinh tế, Lê Duẩn, “Tôihỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát!Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại lạmphát mà sợ?”<15>Liệu Keynes có kém hiểu biết về tiền tệ như Lê Duẩn không? Chắc chắn không,chẳng qua Keynes xem thường yếu tố tiền tệ. Đó là lúc xuất hiện lý thuyết tiềntệ.
Người đã tấn công triệt để vào Keynes qua con đườngtiền tệ, chẳng ai khác chính là môn đồ của trường phái Keynes, Milton Friedman,người sinh ra từ Keynes và lớn lên bằng tinh thần chống Keynes. Trí tuệ củaFriedman không thua kém gì Keynes trong lối lập luận hùng hồn lên học thuyếtKeynes. Chính Friedman, chứ không ai khác, chứng minh rằng, Keynes đã thiếuhiểu biết sâu sắc về tiền tệ.
Trong tác phẩm Giả thuyết thu nhập bền vững(Permanent Income Hypothesis) của mình, Friedman nói rằng, tiền không phải làtờ giấy có giá trị mà chính giá trị mới là tiền, nghĩa rằng, sức mua của đồngtiền mới làm nên giá trị của đồng tiền chứ không phải những con số trên đồngtiền quyết định giá trị của nó. FED thì định nghĩa cơ học hơn, FED cho rằng, tiềnbằng tổng tiền mặt ngoài ngân hàng với tiền mặt có trong tài khoản ký gửi khôngkỳ hạn<16>.
Vậy làm cách nào các nhà tiền tệ cho rằng chính tiềntệ mới tác động lên tăng trưởng kinh tế mà không phải chi tiêu của chính phủnhư Keynes nói?
Thực tế cho thấy, chính sách tài khoá trong giai đoạnkinh tế suy trầm không giúp ích nhiều cho tăng trưởng kinh tế, vì không phảilúc nào chi tiêu của chính phủ cũng làm cho dòng tiền chạy đến nơi nó cần, màtrái lại, bội chi ngân sách sẽ khiến nạn lạm phát dâng cao, người dân có xuhướng thắt lưng buộc bụng và nhu cầu sụt giảm, khiến hàng hoá dư thừa rẻ hơnmức sản xuất, kết quả khủng hoảng vẫn quay lại.
Các nhà tiền tệ thì cho rằng, chính vận tốc lưu chuyểndòng tiền mới làm thay đổi điều đó. Điều đó càng lúc càng đúng từ sau khiKeynes mất, rất may là ông không thấy chiến thắng của môn đồ mình, Friedman.Nghiễm nhiên, Friedman trở thành một biểu tượng chính của phe chủ nghĩa tiền tệ(monetarism). Nhưng ảnh hưởng của Keynes vẫn còn mạnh mẽ ở điểm, rõ ràng chitiêu chính phủ có ảnh hưởng đến sự vận hành kinh tế thông qua chính sách tàikhoá đúng đắn, đến giờ, không ít chính trị gia vẫn tin như vậy cho đến khi xuấthiện một cái nhìn khác về chính trị: Phe Lựa chọn công (Public Choice School).
Trước khi hiểu vũ khí mà Lựa chọn công đã dùng để tấncông Keynes, chúng ta cần biết họ là ai, họ nghĩ gì và họ tin điều gì. Thật kỳlạ, họ là những khuôn mặt khá cũ, có trước khi cụm danh từ Lựa chọn công xuấthiện, cũ đến mức trở về thời đại bắt đầu lý thuyết kinh tế học thông qua ông tổngành học này: Adam Smith. Rồi lần lượt đến James Mill, Knut Wicksell và cảMises lẫn Hayek. Nhưng nổi bật nhất trong phái Lựa chọn công không phải lànhững tên tuổi trứ danh kia, mà lại là một người thuộc tầng lớp bình dân, cótuổi thơ nghèo nàn đến mức khô héo cả tâm hồn, kinh tế gia James Buchanan.
Nước Mỹ từ thời lập quốc đến giờ vẫn phân đôi thànhhai mảng văn hoá chính, bờ Đông và bờ Tây. Nên trí thức xứ này cũng theo đó màchia, nhóm trí thức bờ Đông thường xuất thân từ những trường đại học lâu đờinhư Harvard, có tư duy liên đới đến nước Anh và cựu lục địa xa xôi bên kia bờThái Bình Dương, hiển nhiên là nên tự làm cho mình thành khác bằng giọng nóinuốt mất âm /r/ như ở New York; nhóm trí thức bờ Tây mang đầy đủ tinh thần khaihoang mở cõi, cục mịch nóng nảy nhưng chân thành, không cần đến lịch thiệpnhưng rất cần đến sự phóng khoáng, tạo nên phẩm chất bộc trực mạnh mẽ của xứnày. Buchanan có đầy đủ phẩm chất của bờ Tây, một óc quan sát nhạy bén, mộtthời sống kham khổ, tất cả để hun đúc cho một tài năng về kinh tế: Nhìn chínhtrị dưới nhãn quan kinh tế. Phái Lựa chọn công tin rằng, chính trị cũng chínhlà kinh tế, một kẻ làm chính trị thật ra là một doanh nhân chính trị. Nếu trướcđó, mọi lý thuyết kinh tế dù mổ xẻ đến đâu thì nó vẫn dừng lại trước cánh cổngtoà Bạch ốc; thì nay, phái lựa chọn công đi thẳng vào toà Bạch ốc, rẽ sang Toànhà Quốc hội, tham quan luôn trụ sở những đảng phái chính trị và kết luận hùnghồn rằng, phía sau chính trị gia luôn là một doanh gia.
Chính Lựa chọn công đã chỉ ra khúc mắc kinh tế nằm ởnhững tập đoàn, doanh nghiệp đã phối hợp với nhau từ phía sau hành lang chínhtrị để làm nên những quyết sách chính trị. Phương trình kinh tế của Lựa chọncông chỉ ra, nếu chi phí đầu tư cho chính trị thấp hơn lợi nhuận có được từ mộtchính sách bảo hộ thì họ sẽ đầu tư để hình thành luật bảo hộ. Và kẻ làm chínhtrị cũng có chung một hoạt động với kẻ làm kinh tế ở chỗ, họ luôn cân đo đongđếm lợi ích, có lợi thì làm. Nếu ở nhà kinh doanh là, quyết định đầu tư; thì, ởchính trị gia sẽ là, thoả hiệp. Lựa chọn công đã vạch tấm màn chính trị, phôbày ra cái chính sách công tưởng chừng vô tư của chính phủ, thật ra là kết quảcủa những cuộc đầu tư kinh tế vào chính trị. Keynes té ngửa khỏi giảng đường,rõ ràng sự can thiệp của chính phủ vào thị trường chưa hẳn vì thị trường mànhiều phần sẽ làm lợi cho ai đó. Lựa chọn công phê phán Keynes đã quá ngây thơvề chính trị.

Xem thêm: Tải Biểu Mẫu Hợp Đồng Mua Bán Nhà Đất Công Chứng, Please Wait

Từ Lựa chọn công, người ta dễ dàng nhìn thấy sự trìtrệ của Nhật Bản và Nam Hàn ngày nay về kinh tế. Với Nhật, đã áp dụng chínhsách Keynes để tạo nên sự phát triển thần kỳ, sự phát triển đó kèm theo nhữngtập đoàn được hậu thuẫn bởi chính sách kinh tế, cho đến khi nó quá lớn để tạonên trì trệ kinh tế. Tương tự với Nam Hàn, những Chaebol đã trở thành lực cảntrong cải cách kinh tế, như Samsung đã nhiều lần dùng tiền để tác động lênchính sách quốc gia tạo ra sự bất bình đẳng trong cạnh tranh. Với Việt Nam lànhững tư bản thân tộc hay công ty quốc doanh thường xuyên can thiệp vào chínhsách gây ra sự bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh. Chính phủ tự nhiêntrở thành một thứ công cụ của kinh tế hơn là một nhà điều tiết thị trường, nhưKeynes đã nghĩ.
Nhưng từ đâu mà những lý thuyết kinh tế phát triển,cạnh tranh sức ảnh hưởng với nhau, trong cùng một thời kỳ? Đó là lúc chúng tatrở về với kinh tế học cổ điển, bắt nguồn vào giai đoạn mà nhiều nhà kinh tếhọc cùng tham gia vào ba cuộc chiến cùng một lúc: chống Marx, lý giải cuộc Đạikhủng hoảng và gây ảnh hưởng đối với thời đại.
Nếu thế kỷ XVIII được xem là thời đại lý tính lênngôi, Voltaire như một tượng đài, sự kiêu hãnh đó chết theo cách mạng Pháp vànhường chỗ cho mầm mống của kẻ thù tư tưởng với Voltaire: J. J. Rousseau. NếuVoltaire được nuôi dưỡng bởi giới trí thức hàn lâm, khoá chặt trong cung điệnvà ngai vàng, thì Rousseau được đón nhận bởi tầng lớp bình dân và đặc biệt lànhững bà mẹ một tay địu con trên ngực, một tay đọc Émile hay là về giáo dục.
Thì thế kỷ XVIII được dọn đường bằng ngục Bastille bịtấn công, đám người cách mạng giương cao biểu ngữ “tự do – công bằng – bác ái”để chấm dứt nền quân chủ chuyên chế, vua Louis XVI hiền lành bị chứng bí tiểuđã không thể thực hiện cải cách của mình với quốc gia, thật không may cho ngàilà không làm vua ở Việt Nam hoặc chí ít, cũng sinh ra trong thời đại này, thìlỗi lầm của ngài có thể rút kinh nghiệm; nên ngài đã bị bêu đầu thị chúng, chấmdứt dòng dõi Bourbon. Hạt mầm của Rousseau đã gieo hơn chục năm trước đó, từtầng lớp bình dân, đến lúc này nảy nở thành cây và sinh trái ngọt. Theo phongtrào cách mạng Pháp, chủ nghĩa lãng mạn bừng sáng bởi sự lạc quan hồ hởi sảng,nó lan mạnh như cách mà đoàn quân Napoléon Bonaparte dẫm đạp lên toàn cõi Âuchâu. Betthoven viết bản giao hưởng số 3 và dành tặng cho chàng trai cách mạngNapoléon, rồi khi chàng bước vào Nhà thờ Đức Bà đội chiếc vương miện đế vương,Beethoven vội vã xoá lời đề tặng và đặt tên bản giao hưởng này là Anh hùng ca(Eroica). Từ lạc quan tươi sáng trong giai đoạn tiền lãng mạn, chủ nghĩa lãngmạn nhanh chóng ủ dột như cách thức mà cuộc cách mạng Pháp đã tàn phá Âu châu,thời đại vua chúa đã qua đi, nhà thờ rời khỏi phạm vi của vương quyền và lui vềthế tục, nền Cộng Hoà được thành lập trên tòan cõi Âu châu, quân chủ chuyên chếthay thế bằng quân chủ lập hiến, những quý tộc sống nhờ thái ấp của mình nay đãđổi thành những nhà đại tư bản. Cuộc cách mạng tư bản trỗi dậy, nó mạnh mẽ vàcương quyết không thua gì cách mạng Pháp, nó nương theo cách buồn những thế kỷtrước đó và can thiệp vào chính trị để mang hàng hoá đến thuộc địa. Chủ nghĩatư bản đã bắt tay cùng chủ nghĩa thực dân, máu và nước mắt người dân bản xứ nằmtrong hàng hoá của những nhà tư bản, những nông dân rời khỏi mảnh vườn của mìnhvà gia nhập vào thế giới kỹ nghệ sản xuất của tầng lớp công nhân nơi đô thị,những cột khói bốc lên và ổ chuột mọc lên. Nếp sống nền nã của Âu châu hai trămnăm trước lui dần bởi tình trạng đô thị hoá chóng mặt. Con người cần thời gianđể chuyển hoá từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ tiểu thương đến nhà tư bản,từ nội địa đến đa quốc gia. Thời gian chuyển hoá đó đã gây những chấn động vềmặt tâm hồn, hiện thực phô bày cảnh nhớp nháp trên đường phố London, khu ổchuột mọc lên quanh khu chợ cá Paris, những bà mẹ phải kiếm tiền nơi nhà máy,thứ đã lấy đi công việc thủ công trước đó của bà và để lại những đứa trẻ langthang trên đường phố. Chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi thế giới này cần phải được môtả một cách trung thực hơn, bởi nó quá khốn nạn và đồi bại. Những nhà tư bảnhoá thân thành lão già kiết xu Scrooge trong đêm Giánh Sinh lạnh lẽo củaCharles Dickens, bản chất tư bản chẳng khác những con ma trong cơn ám ảnh củaScrooge. Đó là lúc người ta cần đánh giá lại chủ nghĩa tư bản, liệu chủ nghĩatư bản có làm biến chất con người, nó có phải là hiện thân của lòng tham, giaicấp có phải là vấn đề, ai mới là người chủ thực sự của của cải? Thời đại trảlời bằng cách sản sinh ra Marx.
Marx sinh ra ngay thời điểm chín muồi của thế kỷ XIX,khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã bước vào giai đoạn hoàn thiện,dòng chảy electron đã sinh ra điện, không chỉ thắp sáng nước Mỹ, mà còn tiếpnối kỹ thuật cơ giới hoá trong sản xuất, hàng hoá không chỉ được vận chuyểnbằng hoả xa mà nhờ phát kiến động cơ đốt trong sẽ tăng hiệu năng sử dụng nănglượng và xe hơi xuất hiện, kèm theo đó là đường sá trải rộng khắp quốc gia, lantừ đất nước này đến đất nước khác. Chưa dừng ở đó, lĩnh vực hoá học đưa raphương thức chắt lọc dầu thô để tạo nên năng lượng, một thứ đang thiếu cho thờiđại mà năng lượng là nguồn sống để phát triển công nghiệp. Thép không dừng ởđường ray xe lửa mà. nó còn nâng những toà nhà vượt khỏi không gian diện tíchmà nâng lên chiếm lĩnh tầng không. Động lực học đã nâng máy bay vượt khỏi biểnvà chở theo con người. Một thời đại rực rỡ của kỹ nghệ, kế thừa thành quả đókhông ai giỏi hơn những nhà đại tư bản, chỉ có họ mới đủ tiền chi cho phát kiếnvà chỉ có họ mới tận dụng những phát kiến một cách hiệu quả nhất nhằm sinh lợi.Tầng lớp mới xuất hiện: Tầng lớp tư bản. Tầng lớp công-nông không theo kịp vớitrình độ sản xuất mới, hoặc phá sản hoặc lui vào sản xuất nhỏ hơn, nhưng phầnlớn trở nên nghèo đi trông thấy và trở thành một lực lượng bất mãn.
Marx sinh ra trong gia đình gốc Do Thái, có đời sốngdưới mức trung lưu, tại Phổ. Chàng học luật nhưng có lẽ chàng cũng hơi nghiệnrượu, điều đó khiến chàng không theo đuổi tốt ngành học, và như Trịnh Công Sơnnghiện rượu, chàng chuyển tham vọng từ luật sư sang triết học và thi ca. Phụthân đại nhân của chàng khuyên chàng dừng ước mơ học giả, bởi nó sẽ khiến chàngkhông có đời sống đủ đầy, và như một người Do Thái chân chính, chàng từ chốilời khuyên của cha, và cũng như một người Đức chân chính, chàng chìm đắm trongthứ ngôn ngữ triết học được viết bằng mật ngữ của Hegel và Feuerbach. Chàngthành công bước đầu khi đậu học vị tiến sĩ với luận án dài ngoằn viết bằng ngônngữ Hegel, “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Epicurus với triết học tựnhiên của Democritus.” Với thành công đó, chàng nghiễm nhiên đứng vào hạngHegel-tử, một chức danh danh giá cho thời đại mà Hegel lên ngôi ở Đức, và nhưmọi học trò ương bướng, chàng đi vào chống Hegel. Đó là lúc chàng quan tâm đếnlịch sử. Phải mất nhiều năm, rồi chuyển đến Anh, ở một căn hộ nhỏ vừa, chàngnghiên cứu lịch sử, nhưng không thấy lịch sử mà chỉ thấy giai cấp, và chàng kếtluận: Lịch sử là đấu tranh giai cấp. Tiện thể để kiếm cơm, chàng hợp tác vớibạn thân Engels viết báo, và cũng nhân tiện chàng nghiên cứu kinh tế luôn.Chàng đọc Adam Smith, nhưng chống tư tưởng tự do kinh doanh của ông tổ ngànhkinh tế học, chàng yêu thích Ricardo vì ngài có dự báo u tối như nhãn quan củachàng. Rồi chàng kết luận: Kinh tế phải tập trung trong tay nhà nước nhằm phânphối bình quân lợi tức tốt hơn. Ý tưởng xã hội đó thật tuyệt vời, chàng thấyvậy, do đó, chàng thực hiện hai công việc: Một, tiêu diệt nền sở hữu cá nhânthông qua tác phẩm Tư Bản Luận; và hai, đưa ý tưởng thành một giấc mơ vĩ đạinhất mọi thời kể từ lúc Plato còn bận mô tả giấc mơ về nền Cộng Hoà lý tưởng,đó là Chủ nghĩa xã hội khoa học<17>.Hai công việc của chàng thất bại trong đời chàng, nhưng được kế thừa xuất sắcbởi Lenin. Chính Lenin, chứ không phải ai khác, đã biến tư tưởng của chàngthành một chân lý và biến giấc mơ của chàng thành một cơn đại dịch càn quét thếgiới từ Âu đến Á. Cho đến giờ, giấc mơ đó vẫn còn ở một quốc gia đông dân nhấtmà người Việt nôm na gọi là Trung Quốc Mộng hay Dream Tàu.
Chỉ trong vòng một thập kỷ sau khi Marx qua đời, tưtưởng Marx lan ra ¾ thế giới, sau thế chiến thứ hai nó cai trị phân nửa địa cầuvà không ngừng lan toả đến cuối thập niên 80 thế kỷ rồi. Nhưng làm cách nào màCơn đại dịch mang tên Marx lại có sức lan toả mạnh đến như vậy? Nó đúng hay nócó sức quyến rũ? Tại sao không ít trí thức hàng đầu thế giới vẫn tin tưởng vàonó? Và mặc cho tư tưởng của nó ngày nay chỉ còn thoi thóp ở vài quốc gia, nhưngcó nguy cơ trở lại với một hình hài khác?
Câu trả lời giản dị nằm ở hệ miễn dịch tư tưởng conngười trong thế kỷ XIX. Đó là tình trạng chính phủ có vẻ bị thao túng và bắttay với những nhà đại tư bản, bên dưới là một xã hội lầm than bởi sự phát triểnquá nhanh của kỹ nghệ sản xuất, khiến nhiều người thuộc nền sản xuất cũ có hiệunăng kém cỏi bị đẩy ra khỏi quá trình sản xuất, tạo nên một tầng lớp phải làmthuê trên chính mảnh vườn của mình. Cộng thêm những phát kiến về tiền tệ vàdịch vụ giúp lưu thông tiền tệ chưa xuất hiện, khiến nạn phân bố đầu tư đãkhông đến những nơi cần đến. Dân số tăng nhanh trong giai đoạn này cũng khiếnáp lực lên lĩnh vực nông sản, hệ quả di dân gây áp lực lên quản lý xã hội, tư duy tranh giànhnguồn tài nguyên thế giới cho phát triển công nghiệp dẫn đến cuộc chạy đua khai thác thuộc địa. Tất cảdẫn đến một màu sắc u ám và tàn bạo trong xã hội loài người. Nó được thêu dệtbởi những nhà văn vốn có đời sống bần hàn với tầng lớp lao động. Sự bất côngđược gieo vào đầu, con người trở nên bi quan trước sự phát triển công nghệ vàchính phủ thường xuyên bị thao túng bởi quan hệ mua bán nơi hành lang chínhtrị. Điều đó tạo nên hệ mẫn cảm với tư tưởng cánh tả, vốn mô tả về một xã hộihài hoà mang tên tiến bộ, của cải được phân bố đều hơn, nạn cai trị tàn bạo ởxứ thuộc địa cần chấm dứt. Điều đó tạo điều kiện cho sự hình thành hạt nhân củaCơn đại dịch mang tên Marx: virus xã hội chủ nghĩa.
Virus này có ba đặc tính: Về kinh tế, nó chủ trươngđường lối kinh tế tập trung nằm trong tay chính phủ; về xã hội, nó đẩy mạnhtinh thần đấu tranh giai cấp vì nó tin rằng điều đó giúp xã hội tiến bộ; vềchính trị, nó dẫn đến tư duy toàn trị trên mọi lĩnh vực và không chấp nhận khácbiệt. Hiển nhiên, tư tưởng Marx không hoàn toàn mang đặc tính trên, nhưng khinó nằm trong tay chính trị gia thì nó phải có. Lenin tiêm nó vào huyết quản củanhân loại bằng phương pháp: Bạo động cách mạng. Đó là con đường ngắn nhất đểtập hợp sự phẫn uất của số đông quần chúng vốn cần bánh mỳ hơn lời hoa mỹ chínhtrị.
Trong lúc virus này lan toả toàn cầu trước Chiến tranhthế giới lần thứ hai, như một phản xạ tự nhiên của loài người, xuất hiện hệmiễn dịch với nó. Người ta thử hai liều vaccine: Loại mạnh, mang tên Keynes;loại yếu, mang tên Mises. Keynes thắng trước khi nó gây ra tác dụng phụ. Và đólà lúc người ta tìm đến giải pháp mang tên Trường phái kinh tế học Áo.
Những thầy thuốc theo phương thức cổ truyền có niềmtin rằng, “Thuốc giải có nơi nguồn chất độc.” Vài lần lịch sử chứng minh niềmtin đó đúng và với nạn dịch Marx, nó đúng, bởi thuốc giải nằm nơi biên giớimiền Nam nước Đức, bên kia bờ biên giới là thành Vienna tráng lệ. Nói cho ngay,Marx là một thầy thuốc cố gắng chữa căn bệnh của thời đại, nhưng phương thuốcsai khiến Marx trở thành lang băm và đơn thuốc trở thành thảm hoạ. Nơi nào Chủnghĩa Cộng sản của Marx đi qua và chiến thắng, nơi đó người giết người, hệ luânlý đổ vỡ, đạo đức suy đồi, kinh tế dần kiệt quệ, cai trị bởi những tên độc tàikhát máu và nạn bưng bít thông tin như cách thức cai trị. Hàng trăm triệu ngườichết bởi chủ nghĩa này, đứng đầu là Liên Xô dưới thời Stalin và Tàu dưới thờiMao. Không chỉ vậy, khi chủ nghĩa này hiện thân là nguồn độc tố man rợ khôngkém chủ nghĩa phát xít, thậm chí có phần hơn, thì nó còn liên tục tạo ra chiếntranh để tranh giành ảnh hưởng. Phương Tây và Mỹ bắt đầu be bờ chống cộng. Đếngiờ, chủ nghĩa Cộng sản do Marx tạo dựng nên khác xa hình hài ban đầu của nó,cuộc hôn phối lộn dòng sinh ra những quái thai dị tật như Bắc Hàn, Cu Ba, ViệtNam và Trung Quốc. Marx chắc chắn không công nhận đó là những đứa con sinh ratừ tinh thần của mình, nhưng chúng thì nhất quyết gọi hai tiếng phụ thân dànhcho Marx. Nhưng nếu trở ngược về thời điểm cơn đại dịch này lan tràn ra thếgiới suốt nửa thế kỷ, những năm đầu thế kỷ XX, miền Nam nước Đức đã có một cuộcchiến về tư tưởng kinh tế. Những kinh tế gia Đức sau Thế chiến thứ nhất, tronggiai đoạn tái thiết quốc gia đã hình thành nhóm có khuynh hướng chính trị thiêntả, mà sau đó thành công nhất chính là Hitler. Để đối chọi với nhóm kinh tế gianày, ở Áo xuất hiện cuộc phục sinh lại những giá trị có từ thời Adam Smith vốnđã trở nên dị dạng sau mỗi lần lý thuyết kinh tế mới xuất hiện. Nhóm kinh tếgia Đức gọi nhóm kinh tế gia Áo là đám Trường phái Áo, gồm những trí thức kinh tếở Vienna.
Cuộc chiến bắt đầu bởi Carl Menger, ông là một kinh tếgia có đầu óc sắc bén đến lãnh đạm, dù cả đời làm công việc giảng dạy ở Viennavà giáo dục hoàng hậu đến hoàng tử Áo. Công việc đó khiến Áo trở thành một quốcgia trung lập về sau như Thuỵ Sỹ và biến nó trở thành quốc gia khuynh hữu. Vậy,đóng góp của Menger vào Trường phái Áo này là gì?
Thật ra, Menger không đồng ý với cả Adam Smith lẫnRicardo về chi phí sản xuất, thứ định vị cái gọi là giá cho một món hàng. Nhưngông đồng ý rằng, giá cả sẽ do thị trường quyết định, không chỉ vậy, ông còn sâusắc hơn để hình thành một lý thuyết quan trọng Thuyết giá trị. Nơi đó, Mengerchỉ ra lợi ích trao đổi từ hai phía dựa trên cái khung giá trị hàng hoá traođổi. Thực tế, Menger nhận thấy, kẻ bán bao giờ cũng muốn giá cao hơn và kẻ muamuốn giá thấp hơn trên một món hàng, nhưng Menger nhìn thấy những chuyển độngkhác nằm ngoài động cơ của kẻ bán người mua chính là thị trường. Thị trường baogồm mọi thứ, kể cả tài nguyên và con người, nếu thị trường được tự do, nó manglại lợi ích lớn cho cả kẻ bán lẫn người mua. Chẳng hạn, nếu tôi bán một cái bàngỗ giá $10 tôi sẽ có lợi nhuận $2, nhưng khách hàng tôi lại muốn mua nó với giá$8 vì mức chi tiêu của họ cho một cái bàn chỉ ở mức đó; thị trường tự do sẽ giảiquyết như sau, tôi sẽ tìm đến vùng sản xuất mới để có giá thành thấp hơn $10,tôi phải mang về một cái bàn dưới giá $8 để có sức cạnh tranh, nếu tôi thànhcông thì tôi sẽ có lợi nhuận trên $2 và khách hang sẽ mua cái bàn dưới mức $8.Trong quá trình thay đổi đó, tôi sẽ tìm mọi cách để hạn chế chi phí, tôi tìmđến quản trị hiệu quả, nếu không tìm ra vùng sản xuất mới thì tôi sẽ chuyểnchiếc bàn tôi đến vùng thiếu gỗ để bán cho những ai có nhu cầu, và chính nhucầu sẽ quyết định giá mặt hàng của tôi cao hơn $8. Thị trường càng rộng lớncàng tự do, thì người dân lẫn kẻ kinh doanh sẽ hưởng lợi từ việc buôn bán tựdo. Nếu chính phủ can thiệp vào việc đó, họ định giá mặt hàng tôi phải bán dưới$8, người tiêu dùng hưởng lợi còn tôi thì phá sản; ngược lại, tôi sẽ giàu lêncòn người tiêu dùng sẽ không mua, nếu đó là mặt hàng thiết yếu, thì đời sốngcủa họ sẽ suy kiệt.
Chính Menger đã khai phá tư tưởng thị trường tự do làmnền tảng cho một loạt những nhà tư tưởng kế thừa sau đó, hình thành nên: chủnghĩa tự do cổ điển, chủ nghĩa tự do cá nhân, đạo đức trong kinh tế v.v.
Nhưng tư tưởng đó của Menger không được đón nhận tạiÂu châu, một phần vì bi kịch lầm than của người dân sau thời cách mạng côngnghiệp lần thứ hai, một phần, vì chiến tranh, khiến tư duy họ trở nên khuynhtả. Họ đòi hỏi nhà nước phải can thiệp nhiều hơn vào giá cả, để lạm phát khôngxảy ra và để bánh mỳ rẻ hơn túi tiền, họ đòi hỏi công bằng bằng cách trợ cấp từchính phủ phải nhiều hơn. Thời điểm đó, tư tưởng Menger được ủ mầm tại Vienna.
Thế kỷ XX là một thế kỷ kỳ lạ nhất trong lịch sử loàingười, có thể nó chỉ là một trang sách trên tổng số trang sách kể từ lúc nhânloại có sử hoặc, cũng có thể nó chỉ ngắn bằng một dòng cước chú nếu ta tính từlúc xuất hiện loài người; vậy mà nó là trang sử kỳ lạ phức tạp nhất mà chúng tabiết. Trong vòng 100 năm, vật lý đi từ những hạt nhỏ nhất đến phóng tầm nhìnvào vũ trụ bao la, thuyết tương đối xuất hiện cùng lúc với thuyết lượng tử,năng lượng liên kết của hạt nhân có sức công phá vượt khỏi trí tưởng tượng nhânloại; sinh học cho biết bên dưới mỗi chúng ta là thế giới kỳ diệu của DNA và ditruyền học cho chúng ta biết chúng ta gần gũi với loài vật nhiều hơn chúng tanghĩ; triết học trong một thời gian ngắn rã ra thành nhiều phong trào và nhiều trườngphái; nghệ thuật cái mới chưa kịp cảm nhận thì nó sớm trở thành phong trào;chính trị đón nhận hai cuộc thế chiến kinh hoàng và hàng trăm cuộc chiến lớnnhỏ khác, điểm nóng chính trị chạy quanh địa cầu và loài người hướng theo nhưcách loài mèo vờn ánh sáng; trong kinh tế học xuất hiện hàng chục trường phái,lý thuyết tăng trưởng theo cấp số cộng, số lượng kinh tế gia gần như ngang ngửatriết gia; và hơn hết, nhân loại phải gánh chịu hai thảm hoạ: Phát xít và Cộngsản.
Cùng theo tư duy xã hội chủ nghĩa, Phát xít và Cộngsản cùng phát triển, chúng tranh giành ảnh hưởng khắp Châu Âu, trước khi lansang Mỹ và nhiều thuộc địa. Trái với Cộng sản, chủ nghĩa Phát xít nảy nở trênchính quê hương của mình và thành công trên chính quê hương. Từ thời khắc đó,hai mươi năm đầu thế kỷ XX, nước Đức đã bằng cách nào mà dễ dàng chấp nhận chủnghĩa Phát xít lẫn vị lãnh tụ xuất thân thấp kém như Hitler? Tại sao người Đứchiền lành, yêu thi ca, làm việc cẩn trọng, sùng kính tri thức, lại trở nên cựcđoan và khát máu trong thế chiến thứ hai? Tại sao những trí thức hàng đầu Đứcquốc lại ủng hộ kẻ độc tài Hitler? Tại sao người Đức chấp nhận tinh thần bài DoThái của hắn?
Muốn trả lời phải lui vào thời điểm những năm 20 thếkỷ trước, khi kinh tế Đức suy thoái vì không có thị trường cho sản phẩm, nềnkinh tế nước này gặp vấn đề năng lượng và thiếu tài nguyên cho sản xuất mànhiều nước khác đã khai thác ở thuộc địa. Đời sống công nhân Đức trở nên bấpbênh, thế giới hoàng kim của thế kỷ trước đã trở thành dĩ vãng, người Đức cảm thấyhổ thẹn với tổ tiên và đó cũng là lúc họ đòi hỏi năm điều quan trọng: kinh tếquốc gia cần được bảo vệ, đời sống cần lao muốn được bao cấp, tinh thần dân tộccần phát huy, phải mở rộng thị trường ra thế giới trong hoàn cảnh thế giới nằmtrong tay vài quốc gia, và sau cùng, chính phủ phải có vai trò lớn hơn nhữngnhà tư bản.
Tư duy đó là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Phát xít vàchủ nghĩa Cộng sản. Bởi người ta luôn tin rằng đấy chính là giải pháp cho vấnđề. Trái với chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa Cộng sản còn thêm một mệnh đề quantrọng “giải phóng các dân tộc trên thế giới”, nên nó dễ được chấp nhận ở nhữngnước thuộc địa.
Chủ nghĩa Phát xít đánh bật chủ nghĩa Cộng sản ngaytại Đức, trước khi nó dần chiếm lĩnh nước Đức, bầu không khí đó đã lan xuốngmiền Nam và tràn vào nước Áo. Một chàng trai trẻ sinh ra từ tầng lớp quý tộcÁo, lớn lên với những dự án đường sắt của cha, nghe ngóng tin tức thời sự nơimẹ, cùng em trai sớm muộn gì cũng trở thành những trí thức tài năng của Vienna;bản thân chàng cũng không kém, chàng thông thạo tiếng Đức, nói được tiếng BaLan, giao tiếp với người Pháp, đọc hiểu văn tự Latin và nghe được tiếngUkraina, từ năm… mười hai tuổi. Để chứng minh đời sống quý tộc, gia đình chàngcũng như nhiều gia đình quý tộc khác, họ chuyển đến Vienna, nơi chàng sẽ học vàđắm mình trong học thuyết của Carl Menger. Khi chàng biết mình là cánh hữu,chàng tin vào học thuyết của Menger, cũng như truyền thống có từ Adam Smith vàRicardo, đó cũng là lúc chàng ngửi được mùi hương Phát xít từ Đức tràn xuốngtheo mùa Xuân. Chính chàng chứ không ai khác trong thời đại đã phát hiện độc tốtừ xã hội chủ nghĩa, kinh tế tập trung, vai trò can thiệp của chính phủ vàokinh tế, chủ nghĩa toàn trị, chủ nghĩa bảo hộ v.v. trong lúc Keynes vẫn còn bậnbịu về lãi suất, tiền tệ, thuế má, xác suất và… một ít Cộng sản cho thi vị. Khidanh tiếng Keynes dần được định vị trên thế giới, thì chàng vẫn còn rung đùitrước những cơn gió chướng từ nước Đức. Chàng quyết định đứng dậy và làm mộtcuộc cách mạng chống lại cơn gió chướng trước khi nó trở thành cơn đại dịch.Chàng chính là Ludwig von Mises.
Nếu Keynes dành cả đời để tấn công chủ nghĩa Cộng sảnthì Mises dành tuổi trẻ của mình để tấn công Phát xít. Những tác phẩm đầu tiêncủa Mises là dành cho Phát xít, mà thật ra là nền kinh tế mà chủ nghĩa Phát xíttheo đuổi. Vũ khí của chàng và cũng là vũ khí trong tương lai của nhiều nhàkinh tế học theo Trường phái Áo, đó là chủ nghĩa tự do cổ điển, như thanh gươmExcalibur của Arthur; chàng sẽ dùng nó để tạo nên phương pháp luận để tấn côngvào cả lập trường kinh tế lẫn xã hội của cánh tả. Đầu tiên chàng nghiên cứutiền tệ, nhưng nó quá hàn lâm và học thuật cho kẻ ngoại đạo, chàng chuyển sangnghiên cứu mô hình nhà nước và đặc biệt là mô hình xã hội chủ nghĩa, nơi đóchàng đón nhận độc giả ngoài chuyên môn. Chàng nhận ra mình cần viết một quyểnsách ngắn vừa, với ngôn từ giản dị, lý luận đủ sắc bén và tư tưởng đủ sức ảnhhưởng, chàng chấp bút Liberalismus (Chủ nghĩa tự do truyền thống) và nóđược xuất bản lần đầu tiên năm 1927. Một tác phẩm kiệt xuất, nhưng rất tiếc thếgiới bận bịu lắng nghe Keynes và hơn nữa, chàng lại viết bằng tiếng Đức và điềuquan trọng nhất, danh tiếng chàng chưa đủ lớn để đám trí thức hàng đầu chịulắng nghe. Mục đích chính của quyển sách là tấn công chủ nghĩa Phát xít và khôiphục lại tinh thần tự do như truyền thống có từ Adam Smith và Ricardo. Mục đíchđó không thành công, vì chủ nghĩa Phát xít ngày càng lớn mạnh tại Đức và nó bịtiêu diệt bởi chiến tranh chứ không phải lý luận.

Xem thêm: Top 15 Khách Sạn Đường Dương Đình Nghệ Đà Nẵng, Nam Hotel & Residences, Sơn Trà, Đà Nẵng

Phát xít qua đi thì Cộng sản tới, nhân loại đôi lúcnên vui vì cái ác không bao giờ chết, nhờ vậy mà loài người mới bớt dại hơn.Nhưng giá trị của quyển sách này một lần nữa lại không thành công, vì chẳng aibiết đến nó, Keynes đã làm thay Mises trong việc tấn công vào những thành trìcủa xã hội chủ nghĩa bằng kinh tế vĩ mô và cả bằng chứng thực tại, nhưng chínhMises mới chĩa mũi dùi vào hồng tâm của chủ nghĩa xã hội kiểu Marx và tấn côngtrực diện vào tử huyệt của chủ nghĩa Cộng sản.
Bắt đầu chủ nghĩa tự do, Mises nhận ra tự do là một từđược được sử dụng như một ý đồ chính trị, do đó, Mises định nghĩa lại tự dotheo cách mà những nhà kinh tế học cổ điển đã tạo nên. Hơn hết, Mises chứngminh rằng, chủ nghĩa tự do sinh từ kinh tế, chứ không phải sinh từ chính trị.
Từ đó, Mises nhấn mạnh tự do đã bị tấn công bởi nhữngđảng phái chính trị bằng tư duy bài tự do, hoặc làm biến dạng tự do như một kẻvô luật pháp thông qua văn học, chính xác hơn, Mises nhận thấy cỗ máy tuyêntruyền của đảng phái đã khiến người dân hình thành não trạng bài tự do.
Để trở về truyền thống trước khi tự do bị làm biếndạng, Mises định vị chủ nghĩa tự do bằng những nền tảng: phải có sở hữu cánhân, phải có tự do lao động, phải bình đẳng về pháp luật; và như vậy, Misesđịnh nghĩa lại vai trò của chính phủ và nhà nước, tái khẳng định hệ thống dânchủ thông qua việc phê phán nạn sùng bái chính phủ của người dân Đức, xem chínhphủ như thượng đế toàn năng trong mọi vấn đề của đời sống người dân. Chỉ nhiêuđó, Mises đã chấm dứt Phát xít và chàng dành chương kế tiếp để tấn công vào tửhuyệt của ch

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *