Bản chất nhà nước, đặc trưng và vai trò nhà nước là 03 yếu tố cơ bản để phân biệt nhà nước này với nhà nước khác. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.

Đang xem: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước

*

Luật gia Nguyễn Thị Mai – Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900.6198

– Bản chất nhà nước

Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.

Tính giai cấp:

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.

Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.

Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.

Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.

Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

Ví dụ:. Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột.

Nhà nước xã hội chủ nghĩa là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số. – Tính xã hội:

Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.

Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được, bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích đó không đối lập găy gắt với lợi ích giai cấp thống trị.

Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau:

Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái…) và các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa…) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau.

Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điệu kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo…

– Đặc trưng nhà nước

Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị tộc bộ lạc; phân biệt với tổ chức chính trị xã hội khác.

Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ thống chính trị (5 đặc trưng):

Thứ nhất: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội. Quyền lực công cộng này là quyền lực chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính trị, xã hội.

Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.

Thứ hai: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính… Việc phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến hình thành cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại không có lãnh thổ riêng của mình.

Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực trên phạm vi toàn lãnh thổ. Mỗi nhà nước có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã,… Dấu hiệu lãnh thổ xuất hiện dấu hiệu quốc tịch.

Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở quyền tự quyết của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc yếu tố bên ngoài.

Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, không tách rời nhà nước. Thể hiện quyền lực nhà nước có hiệu lực trên toàn đất nước, đối với tất cả dân cư và tổ chức xã hội, không trừ một ai.

Thứ tư: Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Là lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối với công dân của đất nước. Các quy định của nhà nước đối với công dân thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật: Không thể có nhà nước mà thiếu pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có quyền ban hành pháp luật, các tổ chức khác không có quyền này và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.

Xem thêm: Các Khách Sạn Đẹp Ở Đà Lạt Níu Chân Du Khách Thập Phương, 10 Khách Sạn Lãng Mạn Nhất Tại Đà Lạt

Thứ năm: Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc: quyết định và thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế nhà nước gắn chặt với xã hội và dân chứ không tách rời. Cần phải xây dựng một chính sách thuế đúng đắn, công bằng và hợp lý, đơn giản,tiện lợi.

Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa.

– Vai trò của nhà nước

Nhà nước và kinh tế

Nhà nước được quy định bởi kinh tế, do điều kiện kinh tế quyết định. Từ sự xuất hiện của nhà nước, bản chất, chức năng, hình thức, bộ máy nhà nước đều phụ thuộc vào đòi hỏi khách quan của cơ sở kinh tế.

Không phụ thuộc tuyệt đối, chỉ tương đối thể hiện ở 2 phương diện:

Nhà nước cùng các bộ phận khác của kinh tế tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển nhanh thông qua các chính sách kinh tế có căn cứ khoa học và phù hợp với quy luật tiến hóa của nhân loại trong chừng mực nó phù hợp với lợi ích giai cấp thống trị.

Ví dụ: . Nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước Tư sản trong giai đoạn đầu phát triển xã hội tư bản: xác lập và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Chính sách kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa đã làm cho kinh tế nước ta từ 1986 đến nay phát triển mạnh.

Nhà nước có thể đóng vai trò tiêu cực, cản trở sự phát triển kinh tế. Thể hiện chính sách kinh tế lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển chung của thế giới,kìm hãm sự phát triển của quan hệ sản xuất tiến bộ.

Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, phong kiến vào giai đoạn cuối trong quá trình phát triển lịch sử.

Trong một thời kỳ lịch sử nhất định, nhà nước đồng thời có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với kinh tế phụ thuộc vào khả năng nhận thức và nắm bắt kịp thời hoặc không kịp thời các phương diện khác nhau của quy luật vận động của kinh tế cũng như phụ thuộc vào lợi ích của giai cấp thống trị.

Nhà nước và tổ chức chính trị

xã hội. Các tổ chức chính trị của xã hội là những hình thức và phương diện bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị trong xã hội có giai cấp.

Trong các tổ chức chính trị xã hội, nhà nước là trung tâm vì:

(i) Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt, là tổ chức mà quyền lực của nó bắt buộc đối với mọi người trong quốc gia thông qua pháp luật.

(ii) Nhà nước là công cụ sắc bén nhất của quyền lực chính trị, là tổ chức có sức mạnh cưỡng chế đủ sức thực hiện những nhiệm vụ mà không một tổ chức chính trị nào làm nổi vì nhà nước có bộ máy chuyên cưỡng chế như: Tòa án, quân đội, cảnh sát, nhà tù… nắm trong tay nguồn tài nguyên, có quyền đặt ra và thu thuế…

(iii) Nhà nước là tổ chức chính trị độc lập có chủ quyền, thực hiện quyển đối nội, đối ngoại độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Nhà nước thực sự là trung tâm của đời sống chính trị của hệ thống chính trị xã hội, là bộ phận không thể thay thế được của bộ máy chuyên chính giai cấp, là tổ chức thực hiện chức năng quản lý xã hội hiệu quả nhất.

Trong các tổ chức chính trị, Đảng chính trị có vai trò đặc biệt, là lực lượng có vai trò lãnh đạo, định hướng sự phát triển xã hội. Các đảng chính trị là tổ chức của các giai cấp, thể hiện lợi ích giai cấp và gồm những đại biểu tích cực nhất đấu tranh cho lợi ích giai cấp mình. Đảng chính trị cầm quyền vạch ra chính sách lớn định hướng cho hoạt động của nhà nước, kiểm tra hoạt động Đảng viên trong việc thực hiện chính sách Đảng, các đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo trong bộ máy nhà nước.

Nhà nước và tổ chức xã hội: Tổ chức xã hội có vai trò quan trọng tùy thuộc vào quy mô, tính chất của tổ chức đó. Quan trọng nhất: công đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, mặt trận tổ quốc Việt Nam thực hiện chức năng nhiệm vụ khác nhau dưới sự lãnh đạo của đảng. Chúng có vai trò khác nhau trong đời sống chính trị. Nhà nước và tổ chức xã hội có quan hệ chặt chẽ theo nguyên tắc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau.

Nhà nước và chính trị

Chính trị với tư cách hiện tượng phổ biến xác định quan hệ giai cấp, tương quan lực lượng giai cấp, là sự biểu hiện tập trung của kinh tế trong xã hội có giai cấp. Trong xã hội, nó là sợi dây liên kết giữa nhà nước với cơ sở hạ tầng kinh tế với các bộ phận khác trong kiến trúc thượng tầng.

Các tổ chức chính trị đểu thông qua chính trị để tác động lẫn nhau, đồng thời tác động đến các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng cũng như tác động đến cơ sở kinh tế của xã hội.

Nhà nước và pháp luật

Pháp luật là công cụ để nhà nước duy trì sự thống trị, thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Xem thêm: Chơi Game Nha Hang Sushi Ban Ron, Choi Game Nha Hang Sushi Ban Ron 24H

Quyền lực của nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật, được thực hiện thông qua pháp luật và bị hạn chế bởi pháp luật.

– Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *