Phương pháp xác định giá bán, giá cho thuê nhà ở xã hội. Giá cho thuê nhà ở xã hội, giá bán nhà ở xã hội được xác định dựa trên những nguyên tắc nào, các phương pháp nào?

Theo Thông tư 20/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành 

Nguyên tắc xác định giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:

– Đối với nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng theo dự án:

+ Giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội do chủ đầu tư dự án xác định trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP và là giá của căn hộ hoặc căn nhà đã hoàn thiện về xây dựng;

+ Giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội là căn hộ chung cư được xác định theo diện tích sử dụng căn hộ (diện tích thông thủy);

+ Đối với phần kinh doanh thương mại trong dự án nhà ở xã hội quy định tại Điểm b và c Khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được xác định cụ thể trong dự án xây dựng nhà ở xã hội được cấp có thẩm quyền phê duyệt) thì chủ đầu tư được bán, cho thuê, cho thuê mua theo giá kinh doanh thương mại (trong cơ cấu giá đã bao gồm cả tiền sử dụng đất) cho các đối tượng có nhu cầu để bù đắp chi phí đầu tư nhà ở xã hội, góp phần giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua nhà ở xã hội và giảm chi phí quản lý, vận hành nhà ở xã hội của dự án.

Đang xem: Quy định giá bán nhà ở xã hội

Việc hạch toán lợi nhuận thu được từ phần kinh doanh thương mại để bù đắp chi phí cho nhà ở xã hội phải nêu rõ phần bù đắp để giảm giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua, phần bù đắp cho quản lý, vận hành nhà ở xã hội và phải được thể hiện rõ trong phương án cân đối tài chính của toàn bộ dự án theo quy định tại Điểm d Khoản này. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra việc hạch toán này của chủ đầu tư dự án.

Xem thêm: Nhà Đất Đồng Nai Giá Rẻ, Mua Bán Nhà Đất Tại Đồng Nai, Mua Bán Nhà Đất Tại Đồng Nai

*
*
*
*

 Luật sư tư vấn về chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội qua tổng đài:1900.6568

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 100/2015/NĐ-CP quy định về giấy tờ chứng minh điều kiện cư trú của đối tượng mua nhà ở xã hội như sau:

+ Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội thì phải có bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương đó;

+ Trường hợp đối tượng đăng ký xin mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không có hộ khẩu thường trú theo quy thì phải có bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú; bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn và giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.

Xem thêm:

Theo như bạn trình bày, bạn ở trọ tại Thành phố Hồ Chí Minh trên 1 năm, có giấy xác nhận lưu trú do Công an xã xác nhận, bạn có đóng bảo hiểm xã hội trên 1 năm, thu nhập dưới 9 triệu/tháng. Bạn cần xác minh lại giấy xác nhận lưu trú trên là giấy tờ gì? Có phải là giấy đăng ký tạm trú hay không? Nếu là giấy tờ đăng ký tạm trú thì bạn có thể sẽ thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để biết rõ bạn có thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội hay không thì bạn phải chuẩn bị hồ sơ để cơ quan có thẩm quyền xem xét, thông qua các tiêu chí để xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *