*

Toàn cảnh tọa đàm

Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin du lịch – đơn vị được Tổng cục Du lịch giao thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất sửa đổi chế độ báo cáo thống kê du lịch, hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành và chế độ báo cáo thống kê cấp ngành thuộc lĩnh vực du lịch đã được Bộ VHTTDL ban hành, thể hiện trong Quyết định số 5139/2012/QĐ-BVHTTDL về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành VHTTDL, trong đó có 16 chỉ tiêu thuộc lĩnh vực du lịch; Thông tư số 25/2014/TT-BVHTTDL quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL; Thông tư số 26/2014/TT-BVHTTDL quy định chế độ báo cáo thống kê đối với các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động du lịch do ngành Du lịch quản lý, cấp phép; Thông tư số 27/2014/TT-BVHTTDL quy định chế độ báo cáo thống kê tổng hợp áp dụng đối với các cơ quan quản lý du lịch thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đang xem: Thống kê số lượng khách sạn ở việt nam

Các văn bản này được xây dựng dựa trên cơ sở Luật Du lịch 2005 và Luật Thống kê 2003 cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong lĩnh vực thống kê du lịch, góp phần đưa công tác thống kê du lịch từng bước đi vào nề nếp, cung cấp kịp thời các thông tin thống kê phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách trong ngành.

Tuy nhiên, đến nay, với sự ra đời của Luật Du lịch 2017 và Luật Thống kê 2015 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành, cần thiết phải nghiên cứu việc sửa đổi hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê du lịch cho phù hợp với các văn bản mới.

Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ đã tiến hành tổng hợp, rà soát các văn bản, cơ sở pháp lý có liên quan, rà soát lại hệ thống chỉ tiêu thống kê du lịch và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp từ Trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở đó, đưa ra đề xuất về những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến thuật ngữ, khái niệm, phạm vi và đối tượng áp dụng, nguồn số liệu, phân tổ các chỉ tiêu thống kê, phương pháp tính, kỳ báo cáo, phương thức báo cáo, biểu mẫu báo cáo…

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đều nhất trí rằng cần thiết phải nghiên cứu sửa đổi chế độ báo cáo thống kê du lịch cho phù hợp với tình hình thực tiễn và các văn bản hiện hành. Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, quá trình thực hiện chế độ báo cáo thống kê trên địa bàn đã cho thấy những vấn đề vướng mắc như các doanh nghiệp được ngành Du lịch quản lý và cấp phép chưa thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo theo quy định; còn rất nhiều cơ sở lưu trú không đăng ký xếp hạng nên không thực hiện chế độ báo cáo thống kê ngành Du lịch. Liên quan đến các chỉ tiêu báo cáo về khách du lịch, tổng thu du lịch, ông Dũng cho biết Sở Du lịch cũng đã tiến hành các cuộc điều tra định kỳ để xác định tỷ lệ khách trong ngày và qua đêm, mức chi tiêu của khách… trên cơ sở đó tính toán suy rộng ra tổng thu du lịch. Tuy nhiên phương pháp tiếp cận và thực hiện cũng có điểm chưa thống nhất với cục thống kê địa phương, đội ngũ làm công tác báo cáo thống kê còn rất hạn chế và chưa được đào tạo chuyên sâu.

Ông Dũng kiến nghị cần thiết phải sửa đổi các văn bản quy định chế độ báo cáo thống kê hiện nay, đồng thời cho rằng nên xây dựng một cơ sở dữ liệu chia sẻ chung giữa ngành Du lịch với bên thống kê, thuế, công an… để bảo đảm thu thập đầy đủ dữ liệu cần thiết trong quá trình quản lý.

Nhất trí với việc nghiên cứu đề xuất sửa đổi các văn bản về hệ thống chỉ tiêu, chế độ báo cáo thống kê du lịch, đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng có thể nghiên cứu đề xuất văn bản quy định về hệ thống chỉ tiêu trong lĩnh vực du lịch phù hợp với Luật Thống kê 2015 và Luật Du lịch 2017.

Các đại biểu cũng đã trao đổi các vấn đề liên quan đến nguồn số liệu báo cáo, kỳ báo cáo đối với doanh nghiệp, một số chỉ tiêu về đóng góp của du lịch, lao động, phương pháp thống kê, nhân lực làm thống kê du lịch. Đại diện Tổng cục Du lịch và Tổng cục Thống kê đã trao đổi, giải thích với một số doanh nghiệp về khái niệm, thuật ngữ, phương pháp thống kê một số chỉ tiêu như khách quốc tế đến, khách du lịch nội địa, lượng khách do các cơ sở phục vụ…

*

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương phát biểu tại tọa đàm

Phát biểu tổng kết tại tọa đàm, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương đề nghị các Sở Du lịch, Sở VHTTDL, các doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu, cho ý kiến đóng góp về sửa đổi chế độ báo cáo thống kê du lịch bằng văn bản gửi về Tổng cục Du lịch trong thời gian tới. Đây là cơ sở để Tổng cục Du lịch tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo, trình lãnh đạo Bộ VHTTDL phê duyệt chủ trương sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chế độ báo cáo thống kê du lịch.

Bên cạnh đó, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương cũng đề nghị Tổng cục Thống kê cùng nghiên cứu, thống nhất với Tổng cục Du lịch phương pháp tính toán đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế và tiến tới đưa thành một chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Khánh Trang

Thống kê du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển ngành

*

Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung phát biểu tại hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung nhấn mạnh, trong ba năm trở lại đây, du lịch Việt Nam tăng trưởng nhanh. Vào tháng 8/2018 vừa qua, trong Báo cáo “Điểm nhấn du lịch 2018” của Tổ chức Du lịch thế giới, Việt Nam được xếp thứ 3 trong 10 quốc gia có lượng khách du lịch quốc tế đến tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới trong năm 2017. Giá trị đóng góp trực tiếp về kinh tế của du lịch vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) liên tục tăng, từ 6,3% vào năm 2015 lên 6,9% (năm 2016) và 7,9% (năm 2017).

Công tác thống kê du lịch đã được triển khai tích cực ở các cấp từ trung ương đến cơ sở, trong đó đã hình thành hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Du lịch, xây dựng và triển khai chế độ cáo cáo thống kê du lịch, triển khai các cuộc điều tra du lịch và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong thống kê du lịch.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Mặt Phố Ngọc Lâm, Bán Nhà Mặt Phố Tại Đường Ngọc Lâm

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe tham luận về các nội dung gồm Triển khai chế độ báo cáo thống kê du lịch ở Việt Nam, Triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch (Tổng cục Du lịch); hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia liên quan đến ngành du lịch, Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động thống kê nhà nước về lĩnh vực du lịch (Tổng cục Thống kê); Đào tạo nội dung thống kê du lịch trong các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay (Bộ VHTTDL); Thống kê dịch vụ du lịch nhìn từ góc cán cân thanh toán quốc tế (Ngân hàng nhà nước Việt Nam); Đẩy mạnh thống kê du lịch nội địa (TS Nguyễn Văn Lưu); Thực trạng và nhu cầu trong công tác thống kê du lịch ở một số địa phương…

Các đại biểu cùng thống nhất rằng thống kê có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển du lịch. Các số liệu thống kê thu được, đặc biệt là chỉ tiêu về giá trị đóng góp của du lịch trong GDP góp phần then chốt khẳng định vai trò và vị trí của du lịch là một ngành kinh tế quan trọng. Đây là cơ sở để Trung ương đặt ra mục tiêu và lộ trình phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

*

Toàn cảnh hội thảo

Phát biểu tổng kết tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung đánh giá cao các tham luận và ý kiến của đại biểu tham dự, các ý kiến đã tập trung vào những vấn đề cốt lõi, làm sáng tỏ nhiều vấn đề của công tác thống kê du lịch. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thống kê du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế như mới chỉ có 30/63 tỉnh thành và 60% doanh nghiệp du lịch có báo cáo thống kê du lịch. Nguyên nhân chính được xác định là do công tác thống kê du lịch còn bị xem nhẹ, phương pháp điều tra thiếu khoa học và chất lượng đội ngũ nhân lực còn yếu và thiếu.

Phó Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh một số vấn đề liên quan đến việc rà soát hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê du lịch theo Luật Thống kê 2015 và Luật Du lịch 2017; triển khai áp dụng Tài khoản vệ tinh du lịch tại các địa phương, đặc biệt là các địa phương trọng điểm về du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong thu thập dữ liệu.

Về nhân lực làm thống kê du lịch, Phó Tổng cục trưởng đề nghị các cấp quản lý cần quan tâm kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê du lịch đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Về phía Tổng cục Du lịch sẽ thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ thống kê du lịch…

Đây là lần đầu tiên Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo chuyên đề về thống kê du lịch. Hội thảo nhằm củng cố nhận thức về tầm quan trọng của việc tăng cường công tác thống kê trong lĩnh vực du lịch, từ đó xác định vị trí và đóng góp của du lịch trong nền kinh tế ở tầm quốc gia và địa phương, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tin: Khánh Trang; ảnh: Anh Dũng

(TITC) – Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 10/2018 đạt 1.205.157 lượt, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2017.

*

Trong đó, lượng khách đến bằng phương tiện đường không đạt 953.790 lượt (chiếm 79,1%); khách đến bằng phương tiện đường biển đạt 9.247 lượt (chiếm 0,8%); khách đến bằng phương tiện đường bộ đạt 242.120 lượt (chiếm 20,1%).

Tính chung trong 10 tháng đầu năm 2018, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 12.821.647 lượt khách, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2017.

Hầu hết các thị trường khách đều tăng, trong đó Hàn Quốc dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng với 48,3%; tiếp đó là Phần Lan (+33,3%); Hồng Kông (+29,6%); Trung Quốc (+28,8%); Đan Mạch (+16,4%); Đài Loan (+14,8%); Thụy Điển (+13,7%); Italy (+13,6%); Philippin (+13,4%) và Malaisia (+12,6%). Các nước Châu Phi tuy số lượng khách không lớn, nhưng cũng tăng 19,7%.

Ước tính số liệu khách du lịch nội địa 10 tháng đầu năm đạt 67,9 triệu lượt, trong đó có 33,1 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch trong 10 tháng qua ước đạt 505.000 tỷ đồng, tăng 20,99% so với cùng kỳ năm 2017.

Những tháng cuối năm, ngành Du lịch tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng khách quốc tế, khách nội địa, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu đề ra trong năm 2018; đẩy mạnh khai thác các thị trường nguồn thông qua các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngoài nước; triển khai công tác chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF) 2019 và Hội chợ TRAVEX; tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý và quảng bá du lịch; tập trung thực hiện công tác quản lý nhà nước về du lịch…

Thanh Tâm

(TITC) – Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Namnăm 2017 ước đạt 12,9 triệu lượt. Như vậy, chỉ sau 1 năm thiết lập mốc đón 10 triệu lượt vào năm 2016, năm nay khách quốc tế đến nước ta lại tiếp tục tăng thêm 2,9 triệu lượt, tương đương tăng 29,1% so với năm 2016.

*

Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 10,9 triệu lượt, tăng 32,1%; khách đến bằng đường bộ đạt 1,8 triệu lượt, tăng 19,5%; khách đến bằng đường biển đạt 258,8 nghìn lượt, giảm 9,1%.

Xem thêm: Đặt Khách Sạn Đèn Lồng Hội An (Khách Sạn Lantern), Hoi An Lantern Hotel

Theo thị trường, khách đến từ các thị trường châu Á đạt9.762,7nghìn lượt, tăng 34,4% so với năm trước. Riêng lượng khách đến từ Trung Quốc đạt4.008,3nghìn lượt, tăng48,6%, tiếp tục là thị trường nguồn lớn nhất của du lịch Việt Nam. Khách đến từ châu Âuđạt 1.885,7nghìn lượt, tăng 16,6%; khách đến từ châu Mỹ đạt817 nghìn lượt, tăng 11,1%; khách đến từ châu Úc đạt420,9nghìn lượt, tăng14,3%; khách đến từ châu Phi đạt35,9nghìn lượt, tăng25,6%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *