Tôi lấy chồng sinh con từ lúc còn hàn vi. Trải qua nhiều khó khăn vất vả, với sự hậu thuẫn của tôi và sự giúp sức của gia đình nhà ngoại, cuối cùng chồng tôi cũng có ngày được lên làm giám đốc.

Đang xem: Tên gọi vị trí, chức danh trong khách sạn bằng tiếng anh

Từ khi làm giám đốc, chồng tôi bận tối ngày. Ông ấy hay phải đi tiếp khách để quan hệ xin ký kết hợp đồng. Ở công ty cả ngày làm việc chưa đủ, tối về tôi vẫn thấy chồng gọi điện cho người nọ người kia giao lo việc, rồi ngồi đọc tài liệu, rà soát hợp đồng đến nửa đêm còn chưa ngủ.

*

Thương chồng vất vả nhưng tôi chỉ biết bù đắp cho ông ấy bằng cách đi chợ chọn thức ăn bổ dưỡng về nấu nướng cho ông ấy thật ngon, động viên ông ấy làm gì cũng phải nghĩ đến sức khỏe. Mệt mỏi với công việc nên chồng tôi hay quạu, cằn nhằn vợ, mắng mỏ các con. Tôi bảo bọn trẻ cần phấn đấu nhiều hơn để được như kỳ vọng của bố, sau này còn hỗ trợ bố trong công việc.

Đợt này chồng tôi trở nên vui vẻ hơn hẳn, tính khí cũng thoải mái hơn rất nhiều. Ông ấy khoe bên công ty vừa tuyển được cho ông ấy một trợ lý. Cô này mới ra trường được 2 năm nhưng cực kỳ biết việc, hỗ trợ giấy tờ, thủ tục, xếp lịch làm việc cho sếp đâu ra đấy, khả năng rà soát hợp đồng rất tốt. Từ khi có trợ lý, chồng tôi đỡ vất vả hơn nhiều. Đã có những tối ông ấy được thảnh thơi ngồi xem TV, nghe nhạc, trò chuyện với vợ con dù các con tôi không thích nói chuyện với bố bởi cứ được một hai câu là ông ấy lại ra lệnh, giáo điều.

Cũng từ ngày có trợ lý mới, chồng tôi ăn mặc chải chuốt hơn, để ý đầu tóc hơn. Có hôm sáng sớm ra khỏi nhà ông ấy còn xức dầu thơm nức. Tôi có hỏi đi đâu mà diện thế thì ông ấy bảo gặp khách ký hợp đồng, mình cần sang trọng thì đối tác mới tin tưởng.

Nhưng linh tính người vợ mách bảo tôi đang có chuyện bất thường, bao nhiêu năm nay ông ấy là người đam mê công việc, chỉ coi trọng năng lực chứ không trọng hình thức.

Tôi bố trí người theo dõi, ngày một, ngày hai, đến ngày thứ ba thì bắt được ông ấy hẹn trợ lý riêng vào khách sạn.

Thám tử cho biết chồng tôi đến khách sạn lấy phòng trước rồi ở tịt trên phòng. Tầm 15 phút thì cô trợ lý của ông ấy xuất hiện, trên tay ôm một cặp tài liệu trình ký. Cô ấy lấy khóa đúng số phòng chồng tôi đã đặt rồi đi lên. Họ ở trên đấy gần 2 tiếng đồng hồ còn chưa xuống.

Nhận được tin báo, tôi rất đau lòng, đấu tranh tư tưởng mãi tôi mới gọi đứa con lớn về, cùng nó đến khách sạn xem bố nó cùng trợ lý làm gì ở đấy. Tôi đến nơi cũng vừa lúc hai người đó xuống. Nhìn thấy tôi, chồng tôi khựng lại. Cô trợ lý không biết mặt tôi, ban đầu còn õng ẹo đánh mông rảo bước, sau biết tôi là vợ sếp thì mới mở mồm: “Cháu chào cô ạ”.

Tôi hỏi hai người làm gì ở đây. Chồng tôi sau phút bất ngờ cũng ngay lập tức đổi giọng, nói ông ấy đến đây ký tài liệu. Tài liệu trình ký cô trợ lý còn đang cầm trên tay, tôi không có cách nào vặn vẹo họ cả.

Nhưng có ai tin chồng tôi đến khách sạn để ký tài liệu hay không? Tôi phải làm sao để vạch trần được họ? Tôi đau lòng lắm, đầu hai thứ tóc rồi mà đến ngày còn phải rơi vào cảnh rình rập đánh ghen.

*

Ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, xác nhận thông tin về việc nhiều người lao động, cán bộ y tế trong đó có những nhân lực chất lượng cao của một số khoa, phòng xin nghỉ việc, chuyển công tác.

Chiều 13-4, lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) xác nhận thông tin về việc nhiều người lao động, cán bộ y tế, trong đó có những nhân lực chất lượng cao của một số khoa, phòng xin nghỉ việc, chuyển công tác.

Xem thêm: Ưu Đãi Cho Phu Qui Hotel ( Khách Sạn Phú Quý Sóc Trăng, Khách Sạn Phú Quí

Nói về thông tin này, ông Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, đính chính không phải gần 100 nhân lực của bệnh viện nghỉ việc, mà là gần 200 người.

*

Bệnh viện Bạch Mai

Ông Tuấn cho biết, những người nghỉ việc không phải tất cả đều là nhân lực trình độ cao mà có những nhân lực nghỉ việc do sắp xếp lại biên chế và vị trí việc làm sau khi bệnh viện thực hiện tự chủ tài chính hoàn toàn.

“Có một số trong số gần 200 người này có trình độ Tiến sĩ, có người là Phó giáo sư, nhưng đó là họ chuyển sang nơi có thu nhập cao hơn” – ông Tuấn nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, về thông tin nhiều bác sĩ có trình độ cao của Bệnh viện Bạch Mai chuyển công tác, đại diện Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), cho biết đã nhận được báo cáo từ Bệnh viện Bạch Mai về việc có nhiều người lao động, nhân viên y tế tại bệnh viện này xin nghỉ việc.

Theo đại diện Vụ Tổ chức cán bộ, nguyên nhân của việc cán bộ, viên chức xin chuyển công tác thì có nhiều, trong báo cáo của bệnh viện có phân tích một trong các nguyên nhân là do chế độ, chính sách đãi ngộ với viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, tổng doanh thu của bệnh viện giảm. Bệnh viện đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành giá trần dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu để có thêm nguồn thu cho bệnh viện, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, viên chức.

*

Quy trình khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai

Vị này cũng cho rằng, để người lao động gắn bó với đơn vị có rất nhiều yêu cầu: Nhu cầu của người lao động, người quản lý có tạo môi trường thân thiện không, có người thì dịch chuyển vì mong mức thu nhập cao hơn… “Trước đây, một số Bệnh viện công lập khác cũng có tình trạng nhiều người nghỉ việc để chuyển sang làm việc tại các cơ sở y tế tư nhân” – vị này nói.

Khi được hỏi về việc hàng loạt nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai xin nghỉ việc có phải do bệnh viện chậm trả lương và nợ lương, vị đại diện Vụ Tổ chức cán bộ cho biết đến nay chưa nhận được phản ánh nào về việc bệnh viện nợ lương nhân viên y tế.

Trước đó có thông tin về việc gần 100 cán bộ bác sĩ cốt cán của Bệnh viện Bạch Mai đã xin nghỉ việc, chuyển công tác sang bệnh viện công lập và tư nhân khác trong khoảng thời gian 1 năm vừa qua.

Qua tìm hiểu được biết, có những bác sĩ là nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản, là Phó giáo sư, Tiến sĩ nhiều năm gắn bó với bệnh viện cũng đã quyết định “dứt áo ra đi”.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, một số bác sĩ từng công tác tại Bệnh viện Bạch Mai đã làm đơn xin nghỉ việc và chuyển công tác sang đơn vị mới cho biết, việc họ xin nghỉ việc là do không đồng tình với cách quản lý của người đứng đầu. Một bác sĩ cho rằng, cách quản trị của lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua là không phù hợp và mang tính chất cảm tính. Việc bổ nhiệm một số lãnh đạo khoa, phòng mang tính cá nhân, không có tính tập thể. Đơn cử, hệ thống quản lý chất lượng là xu thế tất yếu để nâng cao hơn nữa chất lượng bệnh viện của các cơ sở y tế nhưng lãnh đạo bệnh viện đã gom đơn vị này thành một tổ trong Phòng kế hoạch tổng hợp là không phù hợp.

“Dư luận cho rằng bác sĩ và một số cán bộ lãnh đạo (Phó trưởng khoa) xin nghỉ việc tại Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua là do lương, thưởng bị chậm và bị cắt giảm mạnh so với trước đó nhưng đây không phải là lý do chính. Tôi xin nghỉ việc vì cảm thấy không phù hợp với cách quản lý của người đứng đầu. Nhiều người nghỉ việc vừa qua có lẽ đa số đều mong muốn có môi trường làm việc tập trung chuyên môn hơn ” – một bác sĩ chia sẻ.

Theo một bác sĩ đã nghỉ việc tại Bệnh viện Bạch Mai, dù đã nghỉ việc nhiều tháng nay nhưng cách đây 1-2 tuần bác sĩ này vẫn nhận được lương của bệnh viện. Đây là khoản lương bệnh viện đã nợ từ nhiều tháng trước đó.

Xem thêm: Địa Chỉ Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước, Uybanck: Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước

Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, mỗi ngày tiếp nhận 6.000-7.000 người đến khám và hàng ngàn người điều trị nội trú.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *