Với ưu điểm nhỏ gọn, dễ chăm sóc, trồng rau thủy canh đã mang đến những lợi ích không ngờ trong việc tạo các sản phẩm rau xanh, sạch và an toàn. Phương pháp được thực hiện đơn giản, tiện lợi nhưng cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Ngoài ra, để tạo cho cây môi trường tốt nhất để sinh trưởng, nâng cao năng suất; người trồng cần có quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng. Hôm nay Sân Vườn Trúc Xinh sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề này.

Đang xem: Vật liệu trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh là gì?

Thủy canh là phương pháp trồng rau đang được nhiều nước có nền nông nghiệp phát triển áp dụng. Tại Việt Nam kỹ thuật này trong những năm gần đây cũng trở nên khá phổ biến. Trồng rau thủy canh là kỹ thuật trồng rau trong môi trường không phải bằng đất tự nhiên, tất cả các chất dinh dưỡng được hòa tan trong nước tưới và được cung cấp thường xuyên cho cây trồng.

Ưu điểm mô hình trồng rau sạch thủy canh

Theo nghiên cứu, mô hình trồng rau thủy cảnh được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội giúp cây trồng đảm bảo tốt hơn về vấn đề an toàn thực phẩm. Cụ thể:

Không sử dụng đất: giúp tránh được một lượng lớn nguồn mầm bệnh từ đất trồng, hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.Tiết kiệm không gian: miễn là có đủ không gian và cung cấp đầy đủ những gì cây cần, bạn có thể thiết giàn trồng rau ở bất cứ đâu: trồng rau thủy canh trên sân thượng, trồng rau sạch ở ban công nhà phố,…Ít tốn công chăm sóc: mô hình tự động hóa nên không tốn nhiều công chăm sóc. Đối với quy mô sản xuất thì sẽ tiết kiệm một lượng rất lớn chi phí thuê nhân công.Tiết kiệm nước: nước được tuần hoàn kín trong hệ thống. Một thiết lập hiệu quả sẽ không có bất kỳ sự rò rỉ nào.Năng suất cao gấp 2 lần: trồng rau thủy canh được công nhận là sẽ cho năng suất cao hơn gấp 1.5-3 lần so với mô hình truyền thống.Kiểm soát yếu tố tác động tới cây: ít sâu bệnh, thường đi kèm với nhà màng/nhà kính nên có thể kiểm soát môi trường phát triển của cây như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, dinh dưỡng,…Không có cỏ dại: với thủy canh thì bạn không còn phải mất thời gian và công sức để diệt cỏ nữa.Đảm bảo chất lượng rau trồng: rau thủy canh luôn nằm trong phân khúc sản phẩm giá cao, được công nhận là rau an toàn bởi câc đơn vị uy tín như VietGAP hoặc GlobalGAP.

*

Mô hình trồng rau thủy canh sạch

Các kỹ thuật trồng rau thủy canh đang được áp dụng rộng rãi

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật trồng rau thủy canh được ứng dụng phổ biến với những ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào mỗi điều kiện cụ thể bạn có thể chọn 1 trong các kỹ thuật như sau:

1. Kỹ thuật dòng sâu

Dung dịch chất dinh dưỡng chảy qua các ống dẫn, tiếp xúc với phần dưới của rọ nhựa. Hệ thống rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng nuôi cây bằng cách mọc xuyên qua khe hở của rọ.

2. Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng NFT

Trong kỹ thuật, vật liệu dẻo được sử dụng để chế tạo hệ thống kênh dẫn đưa chất dinh dưỡng qua màng mỏng đến cây. Tại khoảng giữa của ống đặt môi trường phát triển và hạt giống. Để ngăn cản sự bốc hơi, mép hạt giống cần kẹp vào màng mỏng. Dung dịch thủy canh chảy với tốc độ 2-3 lít/phút theo chiều dài kênh dẫn.

3. Kỹ thuật nổi

Kỹ thuật sử dụng bể chứa dinh dưỡng sâu khoảng 20-30cm. Một tấm kính polyethylene màu đen được lót vào mặt trong của bể chứa. Ống dẫn khí và thanh phân phối khí cũng được lắp đặt và hoạt động liên tục để tăng oxy, cung cấp dưỡng chất cho cây. Giá đỡ cây làm từ vật liệu nhẹ là các túi nhựa gắn trên tấm styrofoam nổi trên bề mặt dung dịch.

4. Kỹ thuật trồng rau thủy canh túi treo

Cây được trồng trong giá thể đạt vào các túi nhựa polyethylene mỏng, đã xử lý tia UV, hình trụ, dài khoảng 1m. Túi có gắn móc sắt treo lên giàn. Ống phân phối dinh dưỡng tiếp xúc với túi, thấm qua giá thể và nuôi cây bằng kỹ thuật mao dẫn. Ngoài ra, hệ thống máng hứng dung dịch dinh dưỡng được lắp đặt ở dưới đáy túi để thực hiện hồi lưu đảm bảo tiện dụng, sạch sẽ.

5. Kỹ thuật rãnh

Cây được đặt trong giá thể và đưa vào khe rãnh sâu khoảng 20-30cm. Dung dịch dinh dưỡng chảy qua đường ống nằm trong khe nhỏ giữa các khe chứa giá thể. Rau trồng hấp thụ dưỡng chất từ ống dẫn để phát triển xanh tốt.

6. Kỹ thuật mao dẫn

Cây được đặt vào rọ chứa giá thể trong thùng dung dịch được cố định bởi tấm chắn bằng xốp. Rọ có các lỗ nhỏ để rễ hút dinh dưỡng và thông qua kỹ thuật mao dẫn để ngấm vào giá thể nuôi cây phát triển.

*

Kỹ thuật trồng rau sạch thủy canh

Ưu và nhược điểm của 4 mô hình trồng rau thủy canh thông dụng

Mỗi một mô hình trồng rau thủy canh khác nhau sẽ có những ưu và nhược điểm không giống nhau. Để tìm ra sự khác biệt, hãy cùng Trúc Xinh khám phá 4 mô hình trồng phổ biến nhất.

1. Thủy canh tĩnh

Đây là mô hình trồng rau bằng dung dịch thủy canh đựng cố định trong các thùng xốp hoặc khay nhựa chuyên dụng. Phù hợp và khá phổ biến đối với các gia đình đang sinh sống tại thành phố.

Ưu điểm: tiết kiệm chi phí đầu tư, lượng nước tưới hàng ngày; không mất thời gian chăm sóc; năng suất cao, chất lượng rau đảm bảo; ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ, ít sâu bệnh.Nhược điểm: thùng chứa dung dịch nặng, di chuyển khó khăn và thường xuất hiện và tích tụ các loại rong rêu; dễ gây hiện tượng thối rễ.

*

Mô hình thủy canh tĩnh

2. Mô hình thủy canh hồi lưu

Mô hình sử dụng hệ thống bơm tự động để cung cấp dinh dưỡng cho rau một cách tuần hoàn. Đối với phương pháp trồng này, dung dịch dinh dưỡng sẽ được ống thủy canh luân chuyển đến từng cây, tạo điều kiện để cây phát triển tốt nhất.

Ưu điểm: đa dạng quy mô; rau hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn nhờ sự luân chuyển của dòng dinh dưỡng; năng suất cao, chất lượng đảm bảo; có thể trồng nhiều loại rau trên cùng một khay; tiết kiệm thời gian chăm sóc, nước tưới hàng ngày.Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, không phù hợp với các loại rau lấy củ.

*

Hệ thống thủy canh hồi lưu

. Mô hình thủy canh trụ đứng-khí canh

Khí canh là mô hình trồng rau thủy canh dùng hơi sương để cung cấp chất dinh dưỡng cho rau, giúp cây phát triển và sinh trưởng tối đa trong điều kiện tốt nhất. Rễ của cây rau được đặt nơi kín, không gian tối mà vẫn đảm bảo đủ lượng không khí cung cấp cho rau. Mô hình có 2 loại, bao gồm khí canh trụ đứng và khí canh trụ ngang.

Xem thêm:

Ưu điểm: năng suất cao, chất lượng rau tốt hơn so với các mô hình khác; cung cấp lượng oxi cao giúp rau có đề kháng tốt hơn; tiết kiệm diện tích, chứa ít nước và thích hợp cho nhà ở đô thị, căn hộ tầng cao,…Nhược điểm: chi phí đầu tư ban đầu cao, cần cung cấp dinh dưỡng liên tục và không thể trồng nhiều loại rau trên cùng một trụ. Tốn nhiều thời gian hơn cho người mới.

*

Mô hình khí canh

4. Mô hình tưới nhỏ giọt

Mô hình tưới nhỏ giọt là cách cung cấp dinh dưỡng cho rau xanh bằng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động, tưới trực tiếp lên rễ của cây rau. Nhờ kết hợp với hệ thống hiện đại, mô hình trồng rau thủy canh này đảm bảo độ chính xác tuyệt đối về các điều kiện cần thiết cho vườn rau.

Ưu điểm: tiết kiệm thời gian chăm sóc và dung dịch dinh dưỡng, đảm bảo không bị xói mòn giá thể, nâng cao năng suất và đảm bảo chất lượng rau sạch.Nhược điểm: chi phí đầu tư thiết bị khá lớn, khó làm mát cho rau trong điều kiện nắng nóng và hệ thống tưới tự động dễ hư hỏng.

*

Mô hình tưới nhỏ giọt

Tư vấn thiết kế giàn trồng thủy canh tại nhà hoặc ở các trang trại

Có nhiều kiểu thiết kế giàn thủy canh khác nhau tùy thuộc vào quy mô trồng rau, không gian lắp đặt, độ cao, hướng nắng. Đối với các nhu cầu khác nhau, chúng ta có một vài kiểu thiết kế phổ biến như sau:

Giàn phẳng: giàn trồng cây rộng 1-1.5m, cao 45-60cm, với khoảng 8-10 ống dài 3-6m mỗi giàn. Thiết kế này thích hợp ứng dụng tại khu vực sân thượng không mái che.Thiết kế bán chữ A: giàn trồng cây có mặt hướng sáng và dựa sát tường với 2 giàn đặt 2 bên. Thiết kế phù hợp với khu ban công dài có tường cao 2 bên và phía sau.Thiết kế chữ A: yêu cầu giàn trồng cây gắn mái tránh mưa để bảo vệ rau không bị gãy, dập trong trường hợp mưa lớn. Đây là thiết kế phù hợp với không gian sân thượng rộng rãi, không có mái tôn.Thiết kế giàn tầng: thường gồm 2 đến 3 tầng với khoảng 3 tới 5 ống mỗi tầng đảm bảo nắng xiên đều các tầng. Thiết kế này phù hợp với nhà có mái tôn nhưng ít bị che chắn xung quanh do hướng nhà có ánh sáng tốt.Giàn treo: phần khung của giàn được thiết kế đa dạng, linh hoạt kích thước. Giá đỡ là 1 bộ dây co nối có độ chắc và co giãn nhất định. Thiết kế thích hợp với các không gian nhà ống, nhà phố hoặc những nơi có diện tích trồng hạn chế.

Một vài dụng cụ trồng rau thủy canh cơ bản

Với các thiết kế giàn trồng rau thủy canh, dù là trồng theo hình thức nào, các bạn cũng cần phải chuẩn bị những dụng cụ để trồng. Vậy dụng cụ trồng rau thủy canh bao gồm những gì?

Ống nhựa thủy canh: Ống nhựa trồng thủy canh chính là cầu nối giữa rau với dung dịch dinh dưỡng, là điểm tựa cho cả giàn thủy canh. Ống được làm bằng nhựa nguyên sinh như PP, PC, ABS, PS-GPPS, HIPS, PON, PA, PMMA… Đây là những loại nhựa an toàn cho người sử dụng.Rọ nhựa trồng rau thủy canh:Rọ dùng để chứa giá thể, làm giá đỡ cho cây thủy canh. Gieo hạt giống vào rọ rồi đặt lên giàn thủy canh. Khi cây ra rễ, rễ sẽ len qua các khe trống dưới đáy rọ để hút dinh dưỡng. Rọ nhựa thủy canh có nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với từng loại rau.Giá thể: Có rất nhiều loại giá thể trồng rau thủy canh như: mùn cưa, vỏ trấu, vỏ bào, than bùn, vỏ cây, xơ dừa, cát, sỏi,… Mỗi loại có những ưu điểm và thuộc tính riêng cho từng loại rau khác nhau.Dung dịch dinh dưỡng thủy canh: Đây là hỗn hợp các khoáng chất và dinh dưỡng. Dung dịch sẽ được pha vào nước, môi trường chính để nuôi dưỡng cây trồng. Khi cây trồng ra rễ, bộ rễ của cây sẽ trực tiếp tiếp xúc với nước dung dịch dinh dưỡng thủy canh để hấp thụ dưỡng chất nuôi cây phát triển.Bút đo pH, bút đo ppm:Bút đo pH: dụng cụ cho biết pH trong dung dịch, chỉ số có ảnh hưởng rất nhiều tới điều kiện sinh sống của cây trồng trong nước. Thông thường là trong khoảng từ 5,5-6,0.Bút đo ppm: mỗi một loại cây trong từng thời kỳ phát triển sẽ cần có một nồng độ ppm khác nhau. Do đó, dụng cụ giúp xác định nồng độ này trong dung dịch thủy canh chính xác; giúp cây phát triển đồng đều, cho năng suất cao hơn và chất lượng ra an toàn khi sử dụng.

Một số dụng cụ trồng rau thủy canh khác bao gồm: 1 timer (hẹn giờ), 1 thùng nhựa đựng dung dịch trồng, 1 bơm nước công suất 400-560 lít/giờ, ống dẫn dinh dưỡng từ ống thủy canh về thùng…

Xem thêm: Khách Sạn Giá Rẻ Phố Cổ Hà Nội Giá Rẻ, Đẹp, Sạch Sẽ, Nhà Nghỉ Phố Cổ Hà Nội Giá Rẻ

Cách trồng rau sạch thủy canh tại nhà

Nếu có ý định trồng rau sạch, an toàn tại nhà theo phương pháp thủy canh thì bạn có thể tham khảo cách trồng rau thủy canh đơn giản theo một quy trình cơ bản như sau:

+ Chuẩn bị:

Lựa chọn địa điểm trồng và thiết kế phù hợpMua đầy đủ các dụng cụ trồng rau thủy canh cần thiết

+ Các bước trồng rau:

Bước 1: trước khi đưa cây con lên giàn, bạn ươm hạt vào giá thể. Ở đây chúng ta sẽ sử dụng viên nén xơ dừa.Bước 2: sau khi tra hạt xong, tưới nước trên bề mặt của viên nén xơ dừa và đổ nước vào khay ngập ¼ viên nén xơ dừa.Bước 3: đặt khay ươm vào vị trí râm mát từ 1-2 ngày, khi hạt vừa nhú mầm đặt khay nơi có ánh nắng tránh để lâu trong bóng râm cây sẽ yếu, thân hơi dài.Bước 4: theo dõi cây con thương xuyên, tưới nước đều đặn. Khoảng 3 ngày cây đã nhú và ra hai lá mầm, đưa cây con lên khay và pha dinh dưỡng thủy canh nồng độ 300 ppm.Bước 5: sau khoảng 10-15 ngày từ lúc gieo hạt, cây được 2 lá thật, tiến hành đưa lên giàn trồng để cây phát triển nhanh.Bước 6: sau khi đưa cây lên giàn thủy canh hồi lưu, cần thường xuyên kiểm tra nồng độ TDS (ppm) và nồng độ pH trong dung dịch để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, đối với các mô hình thủy canh khác nhau thì các bước trồng rau tại nhà sẽ có sự thay đổi để phù hợp với nguyên tắc hoạt dộng của hệ thống. Vậy nên ngay khi có nhu cầu lắp đặt giàn trồng rau thủy canh tại nhà quý khách hàng có thể liên hệ với Trúc Xinh qua số hotline để được tư vấn và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật một cách chuyên nghiệp nhất!Một số dịch vụ khác được cung cấp tại Trúc Xinh như: thiết kế sân vườn, tiểu cảnh sân vườn, hòn non bộ, hồ cá koi,… với những ưu đãi lớn và được tư vấn miễn phí. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *