Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng là ý tưởng có thể giúp các chủ cửa hàng gặt hái được lợi nhuận lớn khi kinh doanh. Cùng khám phá chi tiết các kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả cho người mới bắt đầu kinh doanh.

Đang xem: ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu xây dựng là ngành nghề kinh doanh đầy tiềm năng ở thời điểm hiện nay bởi nhu cầu xây dựng đang rất lớn không chỉ đối với các công trình nhà ở, biệt thự, căn hộ mà còn cả các khu công nghiệp, tòa nhà cao ốc hay đường sá giao thông. Chính vì vậy, đây chính là một trong số các ý tưởng kinh doanh hay và hiệu quả mà bạn có thể lựa chọn để khởi nghiệp kinh doanh. Mặc dù có không ít tiềm năng và thuận lợi tuy nhiên không thể phủ nhận, kinh doanh vật liệu xây dựng có thể khiến các chủ cửa hàng, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn. Dưới đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ chi tiết các kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng giúp bạn có thể nhanh chóng gặt hái được thành công trong công việc kinh doanh.

*

Kinh doanh vật liệu xây dựng đang là xu hướng kinh doanh nổi bật nhờ sự phát triển của các công trình xây dựng tại Việt Nam.

Mục lục

Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cơ bản

Các ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng phổ biến

Về cơ bản, vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu được sử dụng cho mục đích xây dựng và thi công các công trình xây dựng ở thời điểm hiện nay. Nhiều các vật liệu có trong tự nhiên như đá, cát thì còn có các vật liệu nhân tạo hoặc tổng hợp được sử dụng như xi măng, sắt thép chẳng hạn. Sản xuất các vật liệu xây dựng là một ngành công nghiệp khá phát triển ở một số quốc gia và việc sử dụng các vật liệu này thường được tách ra thành các ngành nghề chuyên môn cụ thể, chẳng hạn như nghề mộc, cách nhiệt, hệ thống ống nước, và công việc lợp mái. Chúng cung cấp thành phần để kiến tạo nên cấu trúc của một ngôi nhà.

Ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng hiện nay tương đối đa dạng và phong phú tuy nhiên có thể phân chia thành hai nhóm ý tưởng kinh doanh chính đó là kinh doanh vật liệu thô và kinh doanh vật liệu hoàn thiện. Đối với ý tưởng kinh doanh vật liệu thô, bạn có thể lựa chọn một số sản phẩm kinh doanh chủ lực như cát tô, cát xây, cát đúc, gạch đinh, gạch ống, gạch thẻ, đá xây dựng, đá hộc, xi măng, sắt thép xây dựng,…

*

Có rất nhiều mặt hàng và ý tưởng kinh doanh vật liệu xây dựng mà bạn có thể lựa chọn để kinh doanh.

Còn vật liệu hoàn thiện thì ý tưởng kinh doanh có thể bao gồm các mặt hàng như ống nước và phụ kiện ống nước, gạch ceramic, gạch men, gạch bóng kiếng, gạch trang trí (gạch Việt Nhật, gạch Mosaic, gạch Inax), thiết bị vệ sinh, lavabo, bồn cầu, vòi tắm, gạch block, tấm lợp sinh thái onduline, đá tự nhiên, đá trang trí, sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm,…Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn chỉ nên chọn một số sản phẩm chính để kinh doanh, thậm chí chỉ kinh doanh một dòng sản phẩm cụ thể ví dụ như chuyên kinh doanh gạch men, gạch trang trí hay chuyên kinh doanh sơn ngoại thất, vật liệu chống thấm hoặc chuyên về thiết bị vệ sinh.

Kế hoạch kinh doanh vật liệu xây dựng cơ bản

Bước 1 – Khảo sát thị trường vật liệu xây dựng tại khu vực dự định kinh doanh

Để mở cửa hàng vật liệu xây dựng hiệu quả thì việc khảo sát thị trường là một yếu tố bắt buộc giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất. Qua khảo sát, bạn có thể nắm được các thông tin cần thiết về khách hàng và tiềm năng ở khu vực bạn dự định kinh doanh. Từ đó đưa ra quyết định lựa chọn kinh doanh vật liệu xây dựng phù hợp.

Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn biết được có bao nhiều cửa hàng đang kinh doanh vật liệu xây dựng giống như bạn, họ kinh doanh lâu năm chưa, có lượng khách hàng ổn định không, các mặt hàng chính họ kinh doanh là gì, cách bố trí cửa hàng, biển bảng hiệu ra sao. Ngoài ra, bạn có thể xác định được các mặt hàng mà họ đang bán chạy nhất, khảo sát giá cả các loại vật liệu xây dựng ở các cửa hàng đó cùng với nhu cầu của khách hàng, từ đó thuận tiện cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh theo nhu cầu của khách hàng.

Bước 2 – Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh vật liệu xây dựng

Kinh doanh vật liệu xây dựng cần bao nhiêu vốn là câu hỏi phổ biến được nhiều người đặt ra khi có ý định mở cửa hàng vật liệu xây dựng ở thời điểm hiện nay. Vốn là thứ không thể thiếu để bạn có thể hoạt động kinh doanh trong bất kỳ ngành nghề nào, trong đó có kinh doanh vật liệu xây dựng. Thông thường kinh doanh vật liệu xây dựng thường cần khá nhiều vốn, chủ yếu để nhập hàng về kinh doanh, do đó bạn cần phải huy động vốn kinh doanh để có thể duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả.

*

Để kinh doanh vật liệu xây dựng cần số vốn lớn, bạn có thể huy động vốn từ bạn bè, người thân hoặc vay vốn ngân hàng.

Để chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh, bạn có thể kết hợp kinh doanh vật liệu xây dựng với người khác. Hình thức này không phải là huy động vốn bởi khi hợp tác kinh doanh, đôi bên đều có trách nhiệm và nhiệm vụ cống hiến để cửa hàng vật liệu xây dựng đi vào khuôn khổ hoạt động. Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng của nhiều chủ cửa hàng đó là bạn có thể huy động vốn từ người thân, họ hàng. Ưu điểm của dòng vốn này là nhanh chóng, không mất thời gian cho các thủ tục giấy tờ và ít chịu áp lực hơn so với vay ngoài, vay ngân hàng.

Cách huy động vốn kinh doanh tiếp theo chính là vay vốn từ phía ngân hàng. Đây là cách tìm kiếm vốn kinh doanh đang được khá nhiều người áp dụng khi kinh doanh ở thời điểm hiện nay dù có thể phải chịu nhiều áp lực, thường phải cầm cố tài sản thế chấp để được vay vốn.

Xem thêm: Nhà Cho Thuê Quận 11 Giá Rẻ, Mới Nhất 2021, Thuê Nhà Nguyên Căn Quận 11, Nhà Giá Rẻ

Bước 3 – Tìm kiếm nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng

Nguồn hàng là yếu tố quan trọng giúp bạn hoạt động và kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả. Có rất nhiều cách để bạn có được nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ cho công việc kinh doanh. Đầu tiên, bạn có thể nhập hàng qua các tổng đại lý khu vực bởi giá bán lẻ của các sản phẩm đều được niêm yết cụ thể. Ngoài ra, các thông tin như quy cách sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, thông tin lắp đặt, sử dụng, chính sách sau bán hàng đều được tổng đại lý cung cấp cho bạn.

Ngoài ra, kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng là bạn có thể nhập hàng trực tiếp từ các công ty. Đây là cách thức lấy hàng quen thuộc của nhiều cửa hàng, cách thức này giúp họ trở thành đại lý của các công ty. Các công ty thường có giá bán lẻ và chiết khấu hoa hồng cho các đại lý. Cửa hàng không cần phải tự ý định giá bán mà có thể dựa theo mức giá của công ty. Tuy nhiên bạn phải có số vốn lớn để lấy hàng theo cách này.

*

Nguồn hàng cung cấp vật liệu xây dựng trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng với nhiều đơn vị cung cấp khác nhau.

Một cách tìm kiếm nguồn hàng vật liệu xây dựng khác đó là bạn có thể nhập hàng từ nước ngoài. Xu hướng của người Việt ngày nay đều chuộng hàng ngoại. Nếu bạn nắm bắt được các sản phẩm hay thương hiệu nhập ngoại nào được yêu thích thì có thể nhập thêm về bán kèm. Tuy nhiên, tránh nhập số lượng quá nhiều tránh tình trạng bị tồn kho, hàng hóa ế ẩm không xoay được vốn.

Bước 4 – Lựa chọn mặt bằng kinh doanh và kho hàng

Khi kinh doanh vật liệu xây dựng, bạn nên thuê các mặt bằng có không gian rộng để có thể trưng bày các sản phẩm đi cùng với đó là thuận tiện cho giao thông đi lại, mặt tiền rộng để xe chở vật liệu có thể di chuyển qua cửa hàng cho việc lấy trả hàng. Bên cạnh đó, các vật liệu thường có kích thước lớn, chiếm nhiều diện tích. Trong khi mặt bằng kinh doanh có hạn và số sản phẩm trưng bày không nhiều. Kho chứa thực sự rất cần thiết cho người có ý định bán vật liệu. Kho hàng nên xây gần mặt bằng kinh doanh. Thiết kế thoát hơi ẩm, nước tốt. Đặc biệt với các sản phẩm như xi măng, đá lát, phù điêu trang trí nên để trong môi trường thoáng khí, cao hơn nền để tránh ẩm, bám nước. Với các sản phẩm như bồn cầu, bồn tắm, lavabo nên bầy cách xa nhau, trên mặt bằng bằng phẳng, tránh va chạm làm sứt mẻ sản phẩm.

*

Để kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, bạn nên chọn địa điểm và mặt bằng kinh doanh rộng, thuận tiện cho giao thông và cho xe chở vật liệu đến lấy hàng.

Bước 5 – Định giá vật liệu xây dựng

Theo kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng của nhiều chủ cửa hàng thì giá cả của các vật liệu xây dựng thường tăng giảm thất thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Do đó, muốn cân đối giá cả phù hợp thì bạn cần thường xuyên cập nhật giá cả trung bình trên thị trường để đưa ra mức giá hợp lý nhất đồng thời nên chuẩn bị các phương án để có nguồn hàng ổn định.

Bước 6 – Hoàn tất giấy phép kinh doanh vật liệu xây dựng

– Gửi Thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư và hoàn tất thủ tục.

– Đăng ký dấu và thông báo dấu lên cổng thông tin quốc gia

– Công bố thành lập mới trên cổng thông tin quốc gia

– Hoàn tất thủ tục khai thuế ban đầu tại chi cục thuế

– Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng lên Sở Kế hoạch Đầu tư

– Nộp tiền thuế môn bài thông qua tài khoản ngân hàng

– Hoàn tất thủ tục đặt in và phát hành hóa đơn GTGT.

Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả

Để kinh doanh vật liệu xây dựng hiệu quả, bạn cần xây dựng chương trình chiết khấu cho khách hàng hợp lý. Đừng ngại ngần về vấn đề phá giá, bạn chỉ cần nói với khách hàng đây là đợt hàng để chứng minh chất lượng ban đầu cho khách hàng, thu hút các khách hàng tiềm năng. Nhưng về sau, bạn cần kinh doanh chiết khấu theo kiểu cung cấp vật liệu xây dựng dựa trên nhu cầu của đội xây dựng mà chưa cần tiền cọc trước. Cách làm này giúp bạn tạo mối quan hệ cực tốt với cả chủ nhà và đội xây dựng.

Ngoài ra, bạn không nên bỏ qua kênh online bằng cách xây dựng một website để giới thiệu về cửa hàng hay doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng của bạn. Sau đó chạy quảng cáo Google Adwords hoặc SEO cho website để có thêm nhiều khách hàng tiềm năng ghé thăm website và liên hệ hợp tác. Đặc biệt nếu bạn bán các sản phẩm như đá ốp lát hay thiết bị vệ sinh thì website là kênh giới thiệu và trưng bày hình ảnh lý tưởng giúp thu hút khách hàng. Đồng thời khách hàng thuận tiện trong việc tìm hiểu các thông tin về thông số sản phẩm. Bên cạnh đó, còn nên chú trọng vào dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng dịch vụ chuyên chở nhanh chóng, tiện lợi hay các chính sách chiết khấu tốt.

Xem thêm: Tổng Hợp 43+ Hồ Câu Giá Rẻ Ở Hà Nội, Top 10 Hồ Câu Cá Lớn Nhất Tại Hà Nội

Trên đây Thế Hệ Khởi Nghiệp chia sẻ các kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng, hi vọng rằng có thể giúp bạn kinh doanh hiệu quả ở thời điểm hiện nay đồng thời xây dựng các chiến lược kinh doanh thúc đẩy doanh số bán hàng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *