Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế- xã hội mà việc giao thương, mua bán, đầu tư kinh doanh ngày càng tăng lên. Cùng với đó là việc ký kết các loại hợp đồng ngày càng nhiều. Bên cạnh việc các bên trực tiếp ký kết các hợp đồng với nhau để thực hiện mục đích chung, thì có trường hợp, các nhà đầu tư lựa chọn việc nhận chuyển nhượng hợp đồng từ một trong các chủ thể đã ký kết hợp đồng trước đó. Trong bài viết dưới đây của Công ty Luật Thái An sẽ tư vấn về quy định về chuyển nhượng hợp đồng.

Đang xem: Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở

1.Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về quy định về chuyển nhượng hợp đồng

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề quy định về chuyển nhượng hợp đồng là các văn bản pháp luật sau đây:

Luật kinh doanh bất động sản năm 2014;Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn Luật Nhà ở.Nghị định số 37/2015/NĐ-CP

2. Chuyển nhượng hợp đồng là gì?

Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm về “chuyển nhượng hợp đồng”. Tuy nhiên, có thể hiểu, chuyển nhượng hợp đồng là việc cá nhân, tổ chức chuyển nhượng lại các đối tượng của hợp đồng đã ký trước đó (bao gồm cả quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng) cho một tổ chức, cá nhân khác.

Thực tế hiện nay có những trường hợp chuyển nhượng hợp đồng phổ biến như:

+ Chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ

+ Chuyển nhượng hợp đồng thi công

+ Chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà, công trình xây dựng có sẵn

+ Chuyển nhượng hợp đồng kinh tế

3. Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng

Thông thường, điều kiện chuyển nhượng hợp đồng cho bên thức ba sẽ do các bên ban đầu đã thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản được phép chuyển nhượng (điều kiện chuyển nhượng theo thỏa thuận của các bên). Tuy nhiên, tùy từng loại hợp đồng ban đầu mà điều kiện chuyển nhượng của hợp đồng cũng khác nhau do các hợp đồng này được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Chằng hạn như:

+ Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn thì phải tuân thủ quy định của Luật Đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản năm 2014; Luật Nhà ở năm 2014…

Theo đó, điều kiện để các chủ thể thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ, thuê mua nhà, công trình có sẵn như sau:

Thứ nhất, bên mua căn hộ, công trình xây dựng có sẵn được quyền chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Thứ hai, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng hợp đồng mua căn hộ, công trình xây dựng có quyền chuyển nhượng tiếp hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng cho tổ chức, cá nhân khác khi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận chưa nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhận.Thứ ba, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ hợp đồng mua bán căn hộ đã ký với bên bán.Thứ tư, vệc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ thì phải chuyển nhượng hợp đồng theo từng căn hộ. Trường hợp hợp đồng mua bán với Chủ đầu tư có nhiều căn hộ thì phải chuyển nhượng toàn bộ số nhà theo Hợp đồng đó. Nếu Bên chuyển nhượng có nhu cầu chuyển nhượng một hoặc một số căn hộ trong số nhà ở đã mua của Chủ đầu tư thì bên chuyển nhượng phải lập lại hợp đồng mua bán nhà ở hoặc phụ lục hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư cho những nhà ở chuyển nhượng trước khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng hợp đồng

*

Luật Thái An tư vấn các quy định về chuyển nhượng hợp đồng

+ Điều kiện chuyển nhượng hợp đồng thi công xây dựng phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020; Luật đấu thầu 2013 và các văn bản hướng dẫn khác

“7. Bên giao thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:

a) Bên nhận thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên giao thầu. Bên nhận thầu có quyền chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp sau:a) Bên giao thầu bị phá sản, giải thể hoặc chuyển nhượng hợp đồng xây dựng cho người hoặc tổ chức khác mà không có sự chấp thuận của bên nhận thầu.”

Theo đó, các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được chuyển nhượng hợp đồng thi công xây dựng cho người hoặc tổ chức khác nếu có sự chấp thuận của bên còn lại.

Xem thêm: Tổng Hợp Những Bản Vẽ Nhà 2 Tầng Đẹp Phù Hợp Nông Thôn Việt, Pin On Kiến Trúc

4. Hình thức và nội dung của văn bản thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng

– Về hình thức: Thông thường, thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng phải được lập thành văn bản, nếu pháp luật yêu cầu phải công chứng hoặc chứng thực thì phải thực hiện theo quy định đó. Chẳng hạn, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ/ công trình xây dựng có sẵn phải được lập thành văn bản và thực hiện công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng.

– Về nội dung: Văn bản thỏa thuận về việc chuyển nhượng hợp đồng sẽ có các điều khoản cơ bản sau:

+ Thông tin các bên: gồm bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng;

+ Nội dung chuyển nhượng, đối tượng chuyển nhượng;

+ Các giấy tờ, hồ sơ liên quan;

+ Giá chuyển nhượng hợp đồng, thời hạn và phương thức thanh toán tiền chuyển nhượng hợp đồng;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên

+ Điều khoản về việc giải quyết tranh chấp

+ Các điều khoản khác.

5. Trình tự thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng

Pháp luật hiện hành không có quy định về trình tự, thủ tục thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng nói chung. Tuy nhiên, qua thực tiễn thực hiện, có thể khái quát trình tự thực hiện chuyển nhượng hợp đồng như sau:

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hợp đồng thỏa thuận và lập văn bản chuyển nhượng hợp đồng (Phải đáp ứng điều kiện với những hợp đồng được phép chuyển nhượng

Bước 2: Công chứng hoặc chứng thực văn bản chuyển nhượng hợp đồng đối với các văn bản yêu cầu phải được công chứng, chứng thực

Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính cho việc chuyển nhượng hợp đồng theo quy định pháp luật (nếu có)

Bước 4: Xin xác nhận của bên còn lại trong Hợp đồng còn lại

Bước 5: Thực hiện các thủ tục cấp các các loại giấy tờ khác theo quy định pháp luật

6. Tóm tắt tư vấn quy định về chuyển nhượng hợp đồng

Với những phân tích ở trên, có thể tóm tắt ý kiến tư vấn về quy định về chuyển nhượng hợp đồng là: Pháp luật hiện hành không có quy định về chuyển nhượng hợp đồng một cách đầy đủ trong một văn bản pháp luật mà chỉ được đề cập rải rác trong một số văn bản pháp lý chuyên ngành. Vậy nên, việc chuyển nhượng hợp đồng trong các trường hợp thực tế cụ thể khá khó khăn.

Xem thêm: Nhà Phố Quận 12 Giá Rẻ, Mặt Tiền Nhà Đẹp, Chính Chủ Rao Bán, Bán Nhà Mặt Tiền Quận 12

Vậy nên, khách hàng nên liên hệ các công ty, văn phòng luật có kinh nghiệm để tư vấn và soạn thảo văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong những trường hợp cụ thể.

7. Dịch vụ tư vấn quy định về chuyển nhượng hợp đồng

Luật Thái An chuyên tư vấn, soạn thảo, rà soát các loại hợp đồng, trong đó có việc thực hiện dịch vụ chuyển nhượng hợp đồng. Để tìm hiểu về dịch vụ, bạn vui lòng tham khảo các bài viết sau:

Nếu bạn cần dịch vụ, hãy gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật, để lại tin nhắn hoặc gửi thư tới contact

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *