*

*

Chọn Website… Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh Đoàn – Hội Nhân văn Quỹ phát triển ĐHQG-HCM Thư viện ĐH KHXH&NV Tp.Hồ Chí Minh Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn

*

Văn bản là phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các chủ trương, chính sách, quyết định lãnh đạo, quản lý; là các hình thức cụ thể hóa pháp luật; là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức). Văn bản là phương tiện quản lý, điều hành không thể thiếu, đồng thời là sản phẩm tất yếu hình thành từ hoạt động lãnh đạo, quản lý trong mọi cơ quan, tổ chức.

Đang xem: Khái niệm văn bản quản lý nhà nước

Môn học “Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản” của Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG -HCM nhằm trang bị những kiến thức cơ bản và phương pháp nghiên cứu về văn bản quản lý nhà nước, kỹ thuật soạn thảo văn bản; rèn luyện kỹ năng soạn thảo văn bản hành chính và một số loại văn bản khác cho sinh viên. Giáo trình “Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản” được biên soạn từ yêu cầu giảng dạy môn học rất quan trọng có cùng tên trong chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng. Giáo trình này còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên, học sinh các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp khác.
Chương 1: Khái niệm, chức năng, vai trò của văn bản quản lý nhà nước và hệ thống văn bản quản lý nhà nước;
Phần phụ lục: Phương pháp soạn thảo một số bản văn diễn thuyết, văn bản (thư) dạng đặc biệt, thư từ giao dịch xã hội và đơn từ.

Xem thêm: Bán Nhà Bán Quận Gò Vấp Dưới 500 Triệu Tháng 07/2021, Bán Nhà Riêng Quận Gò Vấp Giá 300 Triệu


Ý thức được tầm quan trọng và tính phức tạp, tổng hợp của việc soạn thảo và ban hành là phải thể hiện được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và phải đảm bảo tính khoa học, tính phổ cập, tính vận động, đổi mới và khả thi, các tác giả đã đưa ra nhiều ví dụ thực tế để minh họa giúp người đọc tiếp nhận các kiến thức về văn bản và kỹ thuật soạn thảo văn bản thuận lợi hơn. Tuy vậy, để nghiên cứu và hiểu sâu những kiến thức đã được trang bị nhằm rèn luyện, có được kỹ năng soạn thảo văn bản cần thiết, sinh viên cần nghiên cứu nắm vững lý thuyết, các quy định pháp lý và thực tế về công tác soạn thảo văn bản không chỉ đối với cơ quan nhà nước và của các loại hình cơ quan, tổ chức khác mà còn phải chú trọng kỹ năng thực hành soạn thảo văn bản. Có như vậy mới có thể đạt được chuẩn đầu ra của môn học và của chương trình đào tạo ngành Lưu trữ học và Quản trị văn phòng; trở thành cán bộ, công chức, viên chức thực sự có năng lực trong các cơ quan, tổ chức sau này.

Xem thêm: Có Giấy Phép Xây Dựng Tạm Có Được Đền Bù Hay Không? Có Giấy Phép Xây Dựng Nhà Tạm Có Được Đề Bù Không

Môn học “Văn bản quản lý nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản” mang tính tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành khoa học và lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế – xã hội. Lý luận và thực tiễn ban hành văn bản của nước ta hiện nay rất đa dạng, phong phú và tính thống nhất pháp lý chưa cao. Vì vậy, cuốn Giáo trình của các tác giả chưa thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người học và của đông đảo cán bộ, công chức đang công tác ở nhiều cơ quan, tổ chức trong cả nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *