Lãi suất cơ bản của Ngân hàng nhà nước là gì? Lãi suất cơ bản qua từng thời kỳ được Ngân hàng nhà nước công bố là bao nhiêu? Cách tính mức lãi suất cho vay cao nhất dựa trên lãi suất cơ bản như thế nào. Luật Quốc Huy xin trả lời và giải đáp các thắc mắc cho bạn đọc:

Lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố và được sử dụng làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh, điều chỉnh chính sách tiền tệ và chống cho vay nặng lãi. Theo quy định của pháp luật hiện hành, lãi suất cơ bản chỉ được áp dụng bằng Đồng Việt Nam.

Đang xem: Lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước 2019

*

Lãi suất cơ bản năm 2019, mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản (Ảnh minh họa).

Lãi suất cơ bản năm 2019 là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lãi suất cơ bản vẫn được áp dụng là mức quy định tại Quyết định này. Theo Quyết định số 2868/QĐ-NHNN, mức lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam là 09%/năm.

Lãi suất cơ bản giao động qua các năm như sau:

Năm 2010: 8% – 9%;Năm 2009: 7% – 9%;Năm 2008: 8,5% – 14%;Năm 2007: 8,25%Năm 2006: 8,25%Năm 2005: 7,8%Năm 2004: 7,5%

Lãi suất cơ bản dùng đề áp dụng trong những trường hợp nào?

Lãi suất cơ bản được áp dụng trong Bộ Luật Dân sự năm 2005

Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định rõ các trường hợp áp dụng lãi suất cơ bản trong khâu tính lãi suất, lãi chậm trả. Cụ thể bao gồm các trường hợp sau:

Tính lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay được quy định tại Điều 476, khi hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay thì điều kiện là mức lãi suất này không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản. Ngoài ra, nếu hai bên không xác định rõ lãi suất tại thời điểm vay trong trường hợp xảy ra tranh chấp, mức lãi suất được áp dụng bằng mức lãi suất cơ bản.

Như vậy, Bộ Luật Dân sự năm 2005 đã quy định rất rõ ràng về mức lãi suất cho vay của các bên, quy định mức định khung cao nhất, tránh trường hợp các bên thực hiện các hoạt động cho vay nặng lãi.

Điều 476. Lãi suất1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

Tuy nhiên, trên thực tế còn nhiều người dân chưa có quá trình tìm hiểu cũng như chưa có hiểu biết đầy đủ về mức lãi suất cơ bản, dẫn đến việc áp dụng mức lãi suất cao, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người vay.

Tính lãi suất nợ quá hạn

Được quy định cụ thể tại Điều 474 Bộ Luật Dân sự năm 2005, theo đó nếu hai bên không thỏa thuận lãi suất nợ quá hạn, mà khi đến hạn trả nợ bên vay không trả hoặc không trả đủ thì bên cho vay có quyền áp dụng mức lãi suất cơ bản tại thời điểm đó cho lãi nợ quá hạn.

Một số trường hợp khác

Ngoài ra, Bộ Luật Dân sự năm 2005 còn quy định áp dụng mức lãi suất cơ bản cho nhiều trường hợp khác như:

Điều 436, xử lý trong trường hợp bên mua đã trả tiền mua, nhưng bên bán giao vật không đồng bộ thì bên bán phải trả tiền lãi cho bên mua theo lãi suất cơ bản kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi giao vật đồng bộ.

Điều 305, xử lý trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ: “Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

*

Lãi suất cho vay không được vượt quá 20%/năm của khoản vay (Ảnh minh họa).

Xem thêm: Cho Thuê Nhà Nguyên Căn Bình Thạnh Giá Rẻ, Mới Nhất 2021, Nhà Cho Thuê

Lãi suất cơ bản được áp dụng trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Lãi suất cho vay

Điều 468 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định mức lãi suất cho vay tối đa trong các Hợp đồng vay tài sản không được vượt quá 20%/năm của khoản vay. Trường hợp hai bên thỏa thuận mức lãi suất vượt quá lãi suất giới hạn trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hoặc không có căn cứ xác định mức lãi suất đã thỏa thuận thì mức lãi suất được tính bằng 50% mức lãi suất trên. Tức là bằng 10%/năm của khoản vay.

Thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn.

– Trong trường hợp hai bên thỏa thuận lãi suất cho vay nhưng không thỏa thuận lãi quá hạn, Khoản 4, Điều 466 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định, người vay phải chịu mức lãi suất theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 tức là bằng 50%/năm của khoản vay (tương đương với 4,16%/tháng).

– Trong trường hợp hai bên có thỏa thuận về lãi quá hạn, thì mức lãi suất được áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự năm 2015.

Qua hai trường hợp trên, ta nhận thấy rõ, Bộ Luật Dân sự năm 2015 không áp dụng mức lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước, mức tính lãi suất cũng cụ thể, rõ ràng trong từng trường hợp, khi hai bên có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận mức lãi suất.

Nhờ những quy định này, người cho vay được đảm bảo quyền và lợi ích của mình khi cho vay, thúc đẩy người vay hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Đảm bảo việc giải quyết tranh chấp phát sinh một cách thuận lợi.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Lãi suất cơ bản năm 2019, nếu bạn đọc còn bất cứ băn khoăn, vướng mắc vui lòng để lại thông tin phía cuối bài viết này. Trong trường hợp cần hỗ trợ trực tiếp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Top 5 Phòng Tập Gym Quận 7 Giá Rẻ Đến Cao Cấp Cho Các Bạn, Top 10 Phòng Tập Gym Tốt Nhất Quận 7, Tp

Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và đồng hành cùng Luật Quốc Huy trong suốt thời gian vừa qua.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *