(PLO) – Trước khi cho ra đời cuốn truyện cổ tích biến tấu “sọ dừa” thành “sọ người”, NXB Hồng Đức đã mắc hàng loạt lỗi trong hoạt động xuất bản.

Đang xem: Nhà xuất bản hồng đức ở đâu

*

Hình ảnh minh họa truyện “Sọ Dừa”, ấn bản của NXB Hồng Đức.

Từ điển tiếng Việt gây “sốc”

Tháng 10/2014, Cục Xuất bản, In và Phát hành-Bộ Thông tin và Truyền thông đã có 4 quyết định thu hồi và tiêu hủy đối với các cuốn sách, trong đó có cuốn “Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh” của tác giả Vũ Chất do Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản. Đây là một trong những sách có nội dung không chính xác, gây ảnh hưởng không tốt cho xã hội, trong đó hai cuốn mạo danh Nhà xuất bản Trẻ và Nhà xuất bản Thanh Niên.

*

Cuốn sách này bị phát tán trên mạng có nhiều chỗ giải nghĩa sai lệch bản chất từ ngữ. Ví dụ: từ Quản giáo được giải thích là: “Người coi một giáo đường hay tu viện”; Tao đàn là “Chỗ nằm của tao nhân thi sĩ”; Tù trưởng là “người đứng đầu trông coi tội nhân”, Đồn trưởng là “trưởng đồn”; lâu đài là “lầu và đền đài”; thơ ngây là “ngây thơ”; cào cấu là “vừa cào vừa cấu”; nắn bóp là “nắn và bóp”; bế mạc là “hết dứt buổi hát”; bản sắc là “màu tự nhiên”; bóng đèn là “bóng làm bằng chai trong có tim đốt được bằng hơi điện”; bia là “tấm đá có khắc tên ngày giờ chết trước mả”, bồ bịch là… bạn bè thân thích…

Điều đáng nói ở chỗ, cuốn từ điển đầy lỗi sai này vẫn có trong danh mục tra cứu của Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Theo bà Mai Thị Hương, Trưởng Phòng Quản lý xuất bản (Cục Xuất bản, In và Phát hành, từ sai sót của các cuốn từ điển trên cho thấy các nhà xuất bản không thực hiện nghiêm túc quy trình xuất bản; đặc biệt là quy trình biên tập và đọc duyệt nội dung trước khi ký quyết định xuất bản. Cục Xuất bản, In và Phát hành cũng cần tăng cường phối hợp với các bộ, ngành liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động xuất bản.

Các cơ quan liên quan cũng cần xác định rõ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của mình để quản lý một cách toàn diện hoạt động xuất bản. Các nhà xuất bản cần nâng cao hơn nữa trình độ, bồi dưỡng kiến thức cho các biên tập viên. Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần được đẩy mạnh để các xuất bản phẩm có nội dung sai trái được xử lý kiên quyết và triệt để.

“Sọ dừa” thành “sọ người”

Theo đã đưa tin, nhân dịp sinh nhật con gái nhỏ, chị Hồng Anh, nhà ở quận 1, TP. HCM đến một nhà sách lớn để tìm mua các tập truyện cổ tích tặng con. Sau khi về, tình cờ mở truyện Sọ Dừa ra xem, ngay từ trang đầu tiên, chị giật mình với dòng dẫn: “Xưa có hai vợ chồng kia đi ở cho phú ông, ngoài năm mươi vẫn chưa có mụn con. Một hôm trời nắng gắt, người vợ vào rừng lấy củi, khát nước quá mà không tìm đâu ra nước, nên đành liều uống nước trong cái sọ người ở một gốc cây”.

Xem thêm: Mua Bán Nhà Đất Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng Mới Nhất 7/2021, Bot Protection

*
Bìa tập “Sọ Dừa”.

Truyện còn dùng ngôn từ khá “mạnh” với trẻ nhỏ như: “quái thai”, “đem chôn sống nó đi…”. Không chỉ có lời kể khác biệt so với nhiều bản truyện cổ tích về Sọ Dừa trước đây, hình ảnh minh họa trong sách còn khá rùng rợn với cảnh người đàn bà cầm trên tay chiếc đầu lâu.

Tập Sọ Dừa nằm trong bộ Truyện cổ tích Việt Nam, do NXB Hồng Đức ấn hành. Bộ sách được in khổ nhỏ 13x19cm, theo dạng truyện giản lược kèm hình minh họa bắt mắt cho nhiều sự tích phổ biến trong kho tàng truyện cổ Việt Nam như: Sự tích con muỗi, Sự tích Chú Cuội, Sự tích Trầu cau… Mỗi tập truyện, trong đó có tập Sọ Dừa, được in khoảng 1.000 cuốn, nộp lưu chiểu từ cuối năm 2013, nhưng đến nay vẫn còn trên kệ sách.

Chị Hồng Anh còn cho biết, một người bạn của chị từng chia sẻ bức xúc về việc chi tiết “sọ dừa” trong truyện cổ bị biến thành “sọ người” đầy phản cảm trong một cuốn sách khác. Chi tiết “sọ người” dị bản trong truyện cổ tích tiếp tục nối dài những biến tấu gây tranh cãi trong các tập truyện dành cho thiếu nhi.

Những sai sót và chi tiết gây tranh cãi trong các truyện cổ nói trên là những sai phạm mới nhất được phát hiện của ngành sách những năm qua. Có lẽ đã đến lúc cần gióng lên hồi chuông cảnh báo cho những người làm sách, đặc biệt sách dành cho lứa tuổi mầm non đất nước, cần phải cẩn trọng và kiểm duyệt khắt khe hơn.

Xem thêm: Có Nên Lập Bàn Thờ Thổ Công Ở Nhà Thuê Có Nên Lập Bàn Thờ Hay Không?

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *