Nếu “Long Môn khách sạn” 1967 đặc sắc vì tính nguyên bản (original), “Long Môn phi giáp” 2011 hấp dẫn vì sự đột phá trong kỹ xảo, thì “Tân Long Môn khách sạn” 1992 lại mê người vì hội tụ những gì tinh túy nhất của phim võ hiệp Hong Kong thập niên 80 và 90.

Đang xem: Tân Long Môn Khách Sạn – Vietsub + Thuyết Minh

*

Bảy cái tuyệt & Bản phục dựng tái xuất!

Chưa xem phim, chỉ cần nhìn thông tin, đã thấy “Tân Long Môn” có bảy cái tuyệt. Từ Khắc sản xuất là cái tuyệt thứ nhất. Câu chuyện kinh điển minh tranh ám đấu ở một khách điếm vùng quan ngoại là cái tuyệt thứ hai. Trình Tiểu Đông chỉ đạo võ thuật là cái tuyệt thứ ba. Huỳnh Nhạc Thái (chín lần đoạt giải quay phim của Hong Kong) đứng sau ống kính là cái tuyệt thứ tư. Lâm Thanh Hà (vai Khưu Mạc Ngôn), Lương Gia Huy (Châu Hoài Ân), Trương Mạn Ngọc (Kim Tương Ngọc) chính là tam tuyệt còn lại. Một cơ duyên như thế, có thể nói là vô cùng hiếm gặp, và Từ Khắc đã không bỏ lỡ nó: cuộc kỳ ngộ Long Môn, dưới bàn tay ông, đã trở thành kinh điển. Kinh điển đến nỗi ngày 24 tháng 2 mới đây, bản phục dựng (remastered) của bộ phim đã tái xuất trên màn ảnh rộng, sau hai mươi năm danh động giang hồ.

Cô nhi của Thượng thư Dương Vũ Hiên được nữ hiệp Khưu Mạc Ngôn bảo hộ khỏi sự truy sát của Đông xưởng (KGB của nhà Minh) tìm đến Long Môn khách sạn, điểm hẹn với Châu Hoài An, ái tướng của Dương thượng thư. Đây hóa ra là một hắc điếm với món đặc sản bánh bao nhân thịt người. Châu, Khưu vừa phải đương đầu với nha trảo của Đông xưởng giả trang làm khách trọ, vừa phải đối mặt với cô chủ quán tinh quái Kim Tương Ngọc để tìm được bí đạo dẫn ra ngoài quan ải, trong khi đại quân do đích thân Đốc xưởng Tào Thiếu Khâm (Chân Tử Đan) truy đuổi đang tới gần…

Tam tuyệt ngôi sao: Lương Gia Huy, Trương Mạn Ngọc, Lâm Thanh Hà

Cái đẹp ở “Tân Long Môn” đến trước hết từ sự xuất sắc của ba diễn viên chính. Chỉ riêng diễn xuất của ba người họ thôi đã dư sức giành cho “Tân Long Môn” một vị trí trang trọng trong dòng phim kiếm hiệp. Nhân vật của Lương Gia Huy vừa có vẻ chính đính của một hiệp khách, vừa có nét phong lưu của một lãng tử, nét phong lưu tự nhiên thuộc về khí chất từng khiến Lương được Annaud chọn đóng “Người tình”.

Trong khi đó, Trương Mạn Ngọc khiến ta không khỏi ngỡ ngàng khi vào vai đào lẳng quá ngọt. Kim Tương Ngọc của cô gai góc, lão luyện giang hồ, đẹp mặn mà, và rất đỗi lẳng lơ – một Thị Hến có gai ở miền sa mạc. Cũng dễ hiểu thôi, bởi có thế mới trụ vững được ở Long Môn, mới có thể ung dung đùa bỡn cả đạo tặc lẫn quan binh. Nhưng nàng Mẫu dạ xoa ấy cũng chính là một cô gái hào hiệp với con mắt xanh của một kẻ đa tình.

Vượt lên cả hai người họ là mỹ nhân cổ trang trăm năm có một của Hong Kong: Lâm Thanh Hà. Đây không phải lần đầu mà cũng không phải lần cuối Lâm đóng vai phản xuyến (nữ cải nam trang), song có lẽ đây là vai diễn đẹp nhất của nàng, từ tạo hình đến diễn xuất, từ thần thái đến tính cách, khiến Châu Tấn trong “Long Môn phi giáp” cố gắng đến mấy cũng phải cam bái hạ phong. Từ Khắc vốn rất giỏi tạo hình nhân vật, và bộ trang phục nam nhi đen viền trắng, với chiếc nón rộng vành đẫm chất giang hồ của Khưu Mạc Ngôn đã trở thành kinh điển, nhất là khi dưới vành nón còn thấp thoáng hàng lông mày liễu kiếm và đôi mắt sắc như dao của Lâm.

*

Lâm Thanh Hà nổi danh về những vai phản xuyến, đáng nói nhất là Tào Vân trong “Đao mã đán” (Peking Opera Blue), một phim tiêu biểu của điện ảnh Hong Kong thời hoàng kim những năm 80. Quentin Tarantino ca ngợi phim này “vào loại xuất sắc nhất” ông từng xem. Ngoài ra, còn có Đông Phương Bất Bại trong “Tiếu ngạo giang hồ”, đóng chung với Lý Liên Kiệt; Hoa Vô Khuyết trong “Tuyệt đại song kiêu”, đóng chung với Lưu Đức Hoa.

Xem thêm: Cho Thuê Nhà Chung Cư Giá Rẻ Tại Hà Nội, Giá Rẻ T7/2021, Cho Thuê Căn Hộ Chung Cư Hà Nội, Giá Rẻ T7/2021

*

Ba vai diễn đã tốt, nhưng mối giao cảm giữa họ lại càng đặc biệt. Khưu và Châu hiển nhiên là “cố nhân”, có điều tình cảnh hung hiểm khiến họ chỉ có thể kín đáo nhìn nhau, giấu niềm vui vào nơi khóe mắt và thay lời nói bằng những cử chỉ âm thầm. Kim lăn lộn giang hồ, loại người nào cũng đã thấy qua, nên vừa gặp Châu lập tức dành biệt nhãn cho kẻ anh hùng. Nhưng đặc biệt nhất vẫn là sự kình địch giữa Khưu với Kim. Một người là hiệp nữ, một người là lão bản nương; bên trầm lặng kín đáo, bên sắc bén lả lơi. Họ vừa “tranh giành” Châu Hoài An, vừa có cảm tình với nhau, một thứ tình nửa “đồng tính” nửa “chị em” rất Từ Khắc – như Tào Vân và Bạch Nữu trong “Đao mã đán”, hay chính Lăng Nhạn Thu với Tố Huệ Dung trong “Long Môn phi giáp” vừa ra mắt. Nếu có một thứ đàn ông thích xem nhất thì đó hẳn sẽ là cảnh chị em lột quần áo của nhau – và Từ đã mang đến cho chúng ta điều đó.

Xem phim của Từ cũng giống như xem một màn tung hứng với đủ mọi thành tố và thể loại điện ảnh – căng thẳng đấy rồi lại lố lăng đấy, hài hước đấy rồi bi tráng đấy, chậm rãi đấy mà cũng dồn dập ngay đấy. Tất cả dường như cứ náo loạn hết cả lên, nhưng “Tân Long Môn” kỳ thực lại rất chặt chẽ và có lớp lang, vừa giàu tính giải trí vừa đầy xúc cảm. Kiến trúc của khách sạn – tầng này nhìn được tầng kia, phòng này nghe được phòng kia, có hầm kín, có bí đạo, luôn luôn có ánh sáng từ nơi khác lọt vào… càng làm tăng tính phức tạp, đa chiều, đa lớp của câu chuyện. Ở đây, tuyệt kỹ của Từ là một thứ vô chiêu, tổng hợp rất nhiều chiêu thức của các môn phái, diễn biến hối hả và quấn quýt lấy nhau trong một cảm quan điện ảnh rất riêng, rất dị, và rất Từ.

Sa mạc – Phông nền cho nhân vật tung hoành

Từ luôn bị ám ảnh với sa mạc, bởi không gian khắc nghiệt ấy là cái phông nền tốt nhất cho nhân vật tung hoành. Từ “Đao” tới “Tân Long Môn”, từ “Thất kiếm” tới “Phi giáp” đều lấy bối cảnh sa mạc. Xét cho cùng, Từ chính là Sergio Leone của Hong Kong: Long Môn khách sạn há chẳng phải một saloon (quán rượu) miền Viễn Tây; bọn giang hồ thảo mãng thì có khác gì những gã cao bồi bắn chậm thì chết ở nước Mỹ thời nội chiến?

Bao nhiêu đấu tranh, bao nhiêu sinh tử, bao nhiêu hài hước, bao nhiêu quan hoài đều được Từ “nhồi nhét” căng đầy và chật cứng trong một Long Môn nhỏ bé, dưới vòm trời đại mạc mênh mang. Và sa mạc qua ống kính Huỳnh Nhạc Thái đã đem lại những khuôn hình nghẹt thở đến nỗi Sergio nếu còn sống chắc cũng giơ ngón tay tán thưởng. Có những thời khắc không gian hùng vĩ như chực nuốt chửng con người, nhưng cũng có những giây phút nỗi lòng nhân gian như hòa lẫn trong nỗi sầu sa mạc. “Say khướt khêu đèn xem kiếm, mộng về kèn rúc liên thanh”, – đôi dòng đoản cú của Tân Khí Tật khắc trên cây địch của Khưu Mạc Ngôn chính là một nỗi sầu như thế.

Xem thêm: Top 6 Công Ty Cung Cấp Đồ Dùng Khách Sạn Hcm &Ndash; Nội Thất Passion

Và tất cả kết thúc, trong một cái kết vừa xẻ thịt lóc xương vừa bi tráng mà chỉ Từ mới nghĩ ra nổi, cũng chỉ có Từ làm nổi thành phim. Bao dồn nén bùng nổ thành một trường sát sinh và huyết chiến, như một giọt mực thật đậm và đầy cảm thán, đặt dấu chấm hết cho bài thơ đại mạc của riêng ông.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *