– Ngón tay cò súng (trigger finger) là hiện tượng ngón tay của trẻ khi gập ngón không duỗi ra thẳng lại được, trông giống như hình ảnh cò súng, do các gân ngón tay không trượt tiếp được bị cản trở hoặc kẹt lại. Nếu được kéo duỗi ra, ngón tay vẫn có thể bật ra được và phát ra âm thanh “cục” nhưng sau đó vẫn sẽ bị gập lại tư thế cò súng như trước, đôi khi trẻ bị đau trong quá trình cố duỗi thẳng. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ ngón nào của bàn tay nhưng ở trẻ em thường gặp nhất là ở ngón cái và ngón trỏ.

Đang xem: Vật lý trị liệu ngón tay cò súng

– Các dấu hiệu lâm sàng: Ngón tay của trẻ hơi cứng khó gập, nghe tiếng “cục” khi duỗi thẳng, sờ thấy khối tròn (nốt gân) ở dưới vị trí mà gân kẹt. Ban đầu ngón tay cò súng vẫn có thể co duỗi như một ngón bình thường nhưng cảm giác gượng, không trơn tru. Sau đó có thể duỗi với một lực nắn từ bên ngoài tương đối mạnh, trẻ có thể đau khi nắn, sưng nơi khớp bàn đốt. Trường hợp nặng, ngón tay bị khóa chặt ở tư thế gập không thể duỗi ra được.

– Nguyên nhân gây bệnh: Ngón tay của trẻ cử động thực hiện gấp duỗi được là nhờ sự phối hợp trơn tru của hệ thống gân gấp và gân duỗi trượt trong các ống gọi là hệ thống ròng rọc, bao gân. Bình thường gân trượt dễ dàng trong bao gân. Khi vì một lý do nào đó bao gân gấp bị viêm và dày lên làm lòng bao gân hẹp lại, gân gấp trượt trong bao gân sẽ khó khăn. Quá trình này lặp đi lặp lại thì bao gân ngày càng trở nên cứng chắc, ngược lại gân gấp cũng xảy ra tình trạng hóa sợi tại chỗ ở vị trí ma sát và tạo thành một nốt hay một khối giống u sợi nằm trên gân gấp. Điều này làm cho quá trình gập duỗi của gân gấp trong ngón tay ngày càng khó khăn hơn và ngón tay thường bị co rút về một vị trí tương đối đặc hiệu, cong lại như cò súng ảnh hưởng chức năng cầm nắm của trẻ.

Xem thêm: Nhà Nghỉ Giá Rẻ Ở Quận 8 Và Các Khách Sạn Trong Khu Vực Quận 8

*

– Bệnh có thể xuất hiện ngay lúc mới sinh nhưng do các tháng đầu trẻ luôn nắm chặt bàn tay lại nên thường được phát hiện lúc trẻ 4-5 tháng.

– Nếu ngón tay bật có từ lúc mới sinh thì có những trường hợp sẽ tự hết trong vòng một năm nhưng sau 1 tuổi thì khả năng tự hết là rất thấp, đặc biệt khi trẻ trên 3 tuổi.

2. Các phương pháp điều trị:

– Vật lý trị liệu: thường chỉ có tác dụng đối với trẻ dưới 1 tuổi và tình trạng gân chưa kẹt nhiều chưa gây đau nhiều. Thực hiện các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh trong 10-15 phút mỗi lần, ngày 3-4 lần, hạn chế để bé cầm nắm chặt, xoa bóp khớp bị tốn thương và các khớp xung quanh, lực xoa bóp phải nhẹ nhàng, thời gian tập vật lý trị liệu có thể kéo dài đến 6 tháng nếu sau quá trình điều trị bé không cải thiện cần đưa bé đến tái khám. Khả năng đáp ứng điều trị vật lý trị liệu phụ thuộc phát hiện sớm, tình trạng của bao gân gấp và gân gấp còn mềm, chưa bị viêm xơ nhiều, khả năng thành công của vật lý trị liệu giảm dần theo số tuổi bệnh nhi.

– Điều trị phẫu thuật được tiến hành cho những trường hợp ngón tay đã tập vật lý trị liệu nhưng không có kết quả khả quan hoặc trường hợp không có chỉ định tập vật lý trị liệu. Trong phẫu thuật bác sĩ sẽ mở rộng bao gân gấp (A1 pulley), giúp cho gân gấp trượt dễ dàng hơn.

Xem thêm: Nhà Chung Cư Giá Rẻ Quận Tân Bình, Bot Protection

– Tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang, các trường hợp phẫu thuật ngón tay cò súng được thực hiện trong thời gian mổ ngắn, sau mổ trẻ hổi phục nhanh, vết mổ nhỏ, lành tốt, không sẹo xấu.

– Đa số trường hợp các trẻ được phẫu thuật thì nguyên nhân gây bít tắt hẹp bao gân đã giải quyết được nên tập vật lý trị liệu kết hợp áp dụng cho những trường hợp nặng, có nhiều yếu tố nguyên cơ viêm nhiễm đi kèm.

– Người nhà trẻ nên tập co duỗi ngón nhẹ khoảng một tuần sau mổ cho trẻ vì bao gân gấp khi xẻ rộng thì vẫn có khả năng tự liền và tái hẹp.

Tài liệu tham khảo:

1. Bệnh viện Nhi Đồng 2 (2018), “Ngón tay cò súng”, HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRỊ NGOẠI NHI, tr 293-2942. Kimberly P Stone, MD, MS, MA, Klane White, MD, 2017. Trigger Fingers. Uptodate

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *